VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Đẻn biển - Quảng Bình | Đặc sản Tỉnh Quảng Bình

Vùng biển Quảng Bình nổi tiếng với loại đẻn biển có 1-0-2, đây là loại rắn biển thân thon, nhỏ, có vảy và được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc, chả đẻn, rượu đẻn biển,… ngon và nổi tiếng nhất không thể bỏ qua món ram và tiết đẻn nức danh – món ăn ai cũng muốn thưởng thức khi đến với Quảng Bình. 

đặc sản Quảng Bình làm quàRam đẻn Quảng Bình – món đặc sản nhất định phải thử khi tới đây (Ảnh: Sưu tầm) 

Giá tham khảo: 200.000 VNĐ/kg

Gợi ý địa chỉ ăn ngon: 

  • Nhà hàng khách sạn Hải Yến – Trương Pháp – TP. Đồng Hới – Quảng Bình.
  • Nhà hàng nổi Biển Đông – Trương Pháp – TP. Đồng Hới – Quảng Bình

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...

Lạng Sơn, vùng đất địa đầu của Tổ quốc, vào những ngày xuân nên thơ hơn với những triền đào phai khoe sắc, những vườn mơ nở trắng xóa trải dài. Du xuân nơi xứ Lạng, du khách không chỉ được khám phá cảnh đẹp núi non hùng vĩ mà còn được hòa mình trong không gian văn hóa tâm linh của cư dân nơi này như: Hội đền Kỳ Cùng, Hội đền Tà Phủ, Lễ hội Đồng Đăng, chùa Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên…