VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Đuông Chà Là - Bạc Liêu | Đặc sản Tỉnh Bạc Liêu

Về Bạc Liêu ăn món đuông chà là chấm nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt cảm nhận vị béo ngọt của đuông, vị giòn của bột và bơ thì quả là tuyệt vời.

Thực tế, đuông chà là không gì khác lạ mà chính là món ấu trùng của kiến dương. Vào những tháng cuối năm, đuông sinh sôi nảy nở béo múp ăn vào hương vị thơm ngon vô cùng.

Tổng hợp đặc sản Cà Mau: Đuông chà là Cà Mau - Vietflavour

Đuông chà là có ở vùng Cà Mau – Bạc Liêu

Có nhiều người đặc biệt là khách nữ lần đầu nhìn thấy món ăn này sẽ có phần hoảng sợ vì nó giống giống với con sâu. Tuy nhiên khi đã chế biến thành phẩm và thử thưởng thức một lần đảm bảo du khách sẽ có cái nhìn khác hoàn toàn về nó.

Vị ngọt của đuông chà là kết hợp cùng gia vị nêm mếm vừa đủ ăn sẽ tạo nên một món ăn độc đáo thơm ngon vô cùng hấp dẫn làm say lòng người dùng.

  • Địa chỉ thưởng thức đuông chà là: Khu ẩm thực chợ đêm Bạc Liêu, đường Ngô Gia Tự, phường 3, TP. Bạc Liêu. 
  • Giá đuông chà là Bạc Liêu: 40.000đ – 50.000đ/ phần. 

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.

Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...