VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Gạo tám Hải Hậu - Nam Định | Đặc sản Tỉnh Nam Định

Gạo tám có lẽ được biết đến ở nhiều nơi trên nước ta. Có rất nhiều nơi có loại gạo này nhưng gạo tám Hải Hậu của Nam Định lại là loại gạo ngon nổi tiếng nhất nhì trên cả nước. Sở dĩ loại gạo này được nhiều người yêu thích là bởi gạo có hạt nhỏ, thon dài. Gạo khi được nấu chín có hương vị tự nhiên, có độ dẻo mềm cao, hạt săn lại, còn có vị ngọt đậm, ngon cơm. Đặc biệt, khi cơm nguội bớt đi, những hạt cơm vẫn rất giữ được độ mềm dẻo nhất định, không bị khô cong, khó ăn.

Gạo tám Hải Hậu

Gạo tám Hải Hậu

HƯƠNG THƠM GẠO TÁM HẢI HẬU

Đặc biệt nhất vẫn là hương thơm ngào ngạt mà loại gạo này tỏa ra. Nồi cơm vừa bật nút chín tới, hé mở nhẹ nắp vung là đã ngửi thấy mùi thơm lừng dễ chịu. Khiến bạn không ngừng chờ đợi tới bửa cơm để thưởng thức. Cơm tám hợp nhất là ăn cùng giò lụa, chả quế, rưới thêm một ít nước mắm nhĩ thơm lừng, cùng rắc chút hạt tiêu thì ngon hết sảy. Vì lúc này cơm vẫn giữ được độ mềm dẻo, thơm ngon nhất định.

Hương thơm gạo tám Hải Hậu

Hương thơm gạo tám Hải Hậu

Gạo tám Hải Hậu chứa lượng nhiều tinh bột, cung cấp nhiều năng lượng cho một ngày dài sinh hoạt và làm việc. Ngoài ra bổ sung một lượng protein, nước, vitamin và các chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể. Người mua có thể yên tâm vì gạo tám Hải Hậu không dùng thuốc chống mối mọt. Gạo được đóng gói dày dặn, kín hơi, đảm bảo không ẩm mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng của gạo. Rất tiện lợi để du khách mang về, hoặc đem biếu người thân.

  • Giá tham khảo: 40.000đ/kg

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Đặc sản mỗi vùng miền Việt Nam mang trong mình lối sống địa phương và tinh hoa thiên nhiên nơi đó. Miền Bắc trân trọng những công thức nấu ăn tinh tế, như bát bún thang ngon phải được chuẩn bị trong nhiều giờ. Tại miền Trung, truyền thống ẩm thực hoàng cung và gia vị đặc trưng hòa quyện trong những món ăn độc đáo như cơm sen hay nem lụi. Cá kho tộ và canh chua miền Nam thì đến từ nguồn thủy sản dồi dào, niềm tự hào của đồng bằng sông Cửu Long.

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

Việt Nam có diện tích 331.690 km², nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Chung đường biên giới với ba quốc gia, phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, còn phía đông là biển Đông. Năm 2019, dân số Việt Nam khoảng hơn 96 triệu người, đứng thứ 13 thế giới. Hà Nội, thủ đô của Việt Nam là thành phố lớn thứ hai với 6,2 triệu dân, sau Thành phố Hồ Chí Minh, 8,8 triệu dân.

Cụm di tích Ao Bà Om, chùa Âng, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer nằm ở phường 8, thành phố Trà Vinh là danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh cũng như cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là niềm tự hào của đồng bảo KhMer.