Giò lụa Nam Định đã quá quen thuộc với du khách gần xa khi có dịp du lịch đến Nam Định. Đây không chỉ là một quà biếu vào những ngày tết, hay dễ bắt gặp tại những dịp cỗ bàn quan trọng. Nếu bạn đã một lần được thưởng thức món giò lụa Nam Định, có lẽ sẽ khó lòng quên được vị ngọt đậm đà, mềm mà vẫn giòn thơm rất riêng. Người Nam Định rất cẩn thận và chú trọng trong việc chọn lựa, pha và luộc thịt. Từ bước chọn nguyên liệu đã hết sức thận trọng.
Giò được làm chủ yếu từ thịt lợn nguyên nạc ở mông hoặc thăn. Từng miếng giò thành phẩm khi thái ra sẽ có màu hồng nhạt, mặt giò sẽ có nhiều lỗ nhỏ. Giò tỏa ra mùi thơm đặc trưng, ăn ngọt, giòn, không bị bã. Đặc biệt, giò lụa Nam Định để lâu cũng không bị thiu, có thể cất giữ và bảo quản ở môi trường bình thường khoảng một tuần mới hỏng.
Nguồn: Internet.
Những con phố vẽ nên cuộc sống của người Việt. Phố xá ở đây không chỉ để đi lại. Đường phố và vỉa hè còn là nơi buôn bán, ăn uống, là điểm hẹn hò bên ly cà phê, là nơi cắt tóc hay nghỉ ngơi. Các thành phố lớn luôn tràn đầy sức sống với tiếng rầm rì của hàng triệu chiếc xe máy, nơi bạn có thể cảm nhận một nguồn năng lượng không ngừng sục sôi trên mỗi con đường.
Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...
Lạng Sơn, vùng đất địa đầu của Tổ quốc, vào những ngày xuân nên thơ hơn với những triền đào phai khoe sắc, những vườn mơ nở trắng xóa trải dài. Du xuân nơi xứ Lạng, du khách không chỉ được khám phá cảnh đẹp núi non hùng vĩ mà còn được hòa mình trong không gian văn hóa tâm linh của cư dân nơi này như: Hội đền Kỳ Cùng, Hội đền Tà Phủ, Lễ hội Đồng Đăng, chùa Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên…
Nằm ở tả ngạn sông Hồng, xã Bát Tràng được biết tới bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc, những lợi thế tốt để phát triển du lịch làng nghề. Mới đây xã Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch của thành phố Hà Nội.