VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Hồng Đà Lạt - Lâm Đồng | Đặc sản Tỉnh Lâm Đồng

Từ lâu hồng đã có mặt ở Đà Lạt dần trở thành một đặc sản nổi tiếng phố núi. Người dân thường thu hoạch hồng chín để bán, làm mứt hoặc sấy khô. Còn những quả hồng già đang chuyển dần sang màu vàng nhạt, người ta thường chế biến thành hồng giòn có vị ngọt, thơm, cho vào miệng nhai nghe giòn rôm rốp.

Vào mùa hồng từ tháng 7 đến tháng 11, đến thăm những khu vườn hồng ở khu vực gần Dinh III Bảo Đại, hay chạy xe khoảng 5km theo hướng Đông Nam tới đèo Mimosa sẽ thấy cả khu vườn nhuốm màu vàng, những cây hồng sai trĩu quả. Hồng được người dân hái xuống, quả bị trầy xước sẽ được bán cho các cơ sở làm hồng khô, còn những quả lành lặn sẽ được đem ủ làm hồng giòn.

dac-san-da-lat-23

 

Cách làm chín hồng Đà Lạt cũng rất an toàn, ngưới ta không cần dùng nước vôi để ủ hay bất cứ một loại chất bảo quản nào mà sau khi hái xuống chỉ cần cho vào túi ni lông trắng, sạch rồi cột chặt để khoảng 10 ngày là sẽ mất hẳn vị chát chỉ còn lại vị giòn ngọt vừa ăn. Hồng giòn được đóng gói cẩn thận có thể lấy ra ăn dần hay vận chuyển đi xa mà không sợ hư hỏng.

Hồng giòn không chỉ ăn ngon mà còn có rất nhiều giá trị. Phấn hồng, cuống hồng, vỏ hồng và thịt hồng đều là những vị thuốc. Trái hồng có thể trị được nhiều loại bệnh như: Chữa nấc, chữa viêm ruột, kiết lị, chữa lở môi và lưỡi, dị ứng da… Hồng giòn từ lâu đã trở thành vị khá quen thuộc trong các bài thuốc Đông y.

Mua hồng ở đâu?

Các bạn có thể lựa mua hồng giòn ngay trong các gian hàng đặc sản của chợ Đà Lạt, hay mua trực tiếp tại các cửa hàng di động dọc theo đèo Prenn, dưới chân đèo Mimosa, trước khu du lịch thác Prenn hoặc đến các phố lò mứt đường Phù Đổng Thiên Vương, Mai Anh Đào, Nguyên Tử Lực

Cách phân biệt hồng Đà Lạt và hồng Trung Quốc

dac-san-da-lat-24

Hiện nay, hồng Trung Quốc cũng được bày bán với mác hồng Đà Lạt vơi hình dáng và màu sắc bắt mắt hơn nhưng lại rất độc hại vì chủ yếu cho chín bằng thuốc kích thích. Một số cách phân biệt hồng Đà Lạt và Trung Quốc, mình giới thiệu cho các bạn:

  • Hồng Đà Lạt chỉ cần 1-2 ngày là bắt đầu chín mềm, nếu ăn không kịp sẽ bị hư rất nhanh. Còn hồng Trung Quốc mua về cả tuần vẫn không bị hư, thậm chí để rất lâu vẫn không chín.
  • Về màu sắc: Hồng Trung Quốc căng bóng, có vỏ sẫm không có vết xước, màu đẹp và to đều, ăn ngọt nhưng không thơm, hơi khô và không mọng nước. Còn hồng trứng Đà Lạt chính gốc phải có màu vàng cam, ăn vào có vị ngọt béo, ăn rất dẻo và thơm.
  • Hình dạng: Hồng Đà Lạt thì mẫu mã xấu hơn, có hình tròn, dẹt trơn giống trứng gà, phần cuống có nhiều đốm đen, bóc ra thấy phần ruột gần núm hơi cứng, không có rãnh và vỏ có màu nhạt, có vết thâm, không đều màu còn hồng Trung Quốc lại tròn đều, to dẹt hơi vuông, có khía phần cuống thâm.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lệ và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và mang những nét độc đáo rất riêng mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Sự khác biệt tạo nên sự ấn tượng cho nền văn hóa của Việt Nam có thể nhắc đến như trang phục, phong tục tập quán, ẩm thực. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về văn hóa Việt Nam.

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...

Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).