VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Hủ tiếu Sa Đéc - Đồng Tháp | Đặc sản Tỉnh Đồng Tháp

dac-san-dong-thap-1

Đồng Tháp có đặc sản gì: Món ngon hủ tiếu Sa Đéc

  • Hủ tiếu là món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Tuy nhiên dù có nhiều nơi làm món này thì hủ tiếu Sa Đéc vẫn là một đặc sản Đồng Tháp mang một hương vị riêng độc đáo.
  • Hủ tiếu Sa Đéc độc đáo ở nguyên liệu làm bánh và nước dùng. Hủ tiếu Sa Đéc có sợi mềm, không bở, không dai, màu trắng sữa và rất thơm. Đặc biệt, nước dùng rất thơm, ngọt thanh nhưng không quá béo ngậy. Được nấu bằng xương heo (xương ống) và một số gia vị “bí truyền”, tạo ra hương vị thơm, ngọt đậm đà.
  • Mỗi phần hủ tiếu thường được phục vụ kèm đĩa giò, quẩy, rau sống, xì dầu, ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. Khi thưởng thức, đặc sản Đồng Tháp, bạn cho hủ tiếu vào tô, rắc chút thịt nạc băm, chả vàng, tim, gan… cùng hành lá băm nhuyễn rồi chan nước dùng vào. Nếu đã một lần nếm thử mùi vị hủ tiểu Sa Đéc, du khách sẽ khó quên được mùi vị.

Địa chỉ tham khảo:

  • Hủ Tiếu Bà Sẩm – 188 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp, Vietnam
  • Hủ Tiếu Sa Đéc – 115 Trần Phú, P.1, Thị Xã Sa Đéc, Đồng Tháp
  • Văn Vĩ – Hủ Tiếu Sa Đéc – 128 Quốc Lộ 80, Châu Thành, Đồng Tháp
  • Quán hủ tiếu Phú Thành – 75 Trần Hưng Đạo, Khóm 1, Sa Đéc, Đồng Tháp
  • Quán hủ tiếu chị Dậu – 292 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia xã hội chủ nghĩa nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, biển Đông và vịnh Thái Lan. Lãnh thổ Việt Nam xuất hiện con người sinh sống từ thời đại đồ đá cũ, khởi đầu với các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Âu Lạc bị nhà Triệu ở phương Bắc thôn tính vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN sau đó là thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một thiên niên kỷ. Chế độ quân chủ độc lập được tái lập sau chiến thắng của Ngô Quyền trước nhà Nam Hán. Sự kiện này mở đường cho các triều đại độc lập kế tục và sau đó nhiều lần chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc cũng như dần mở rộng về phía nam. Thời kỳ Bắc thuộc cuối cùng kết thúc sau chiến thắng trước nhà Minh của nghĩa quân Lam Sơn.

Việt Nam có diện tích 331.690 km², nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Chung đường biên giới với ba quốc gia, phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, còn phía đông là biển Đông. Năm 2019, dân số Việt Nam khoảng hơn 96 triệu người, đứng thứ 13 thế giới. Hà Nội, thủ đô của Việt Nam là thành phố lớn thứ hai với 6,2 triệu dân, sau Thành phố Hồ Chí Minh, 8,8 triệu dân.

Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...

Lạng Sơn, vùng đất địa đầu của Tổ quốc, vào những ngày xuân nên thơ hơn với những triền đào phai khoe sắc, những vườn mơ nở trắng xóa trải dài. Du xuân nơi xứ Lạng, du khách không chỉ được khám phá cảnh đẹp núi non hùng vĩ mà còn được hòa mình trong không gian văn hóa tâm linh của cư dân nơi này như: Hội đền Kỳ Cùng, Hội đền Tà Phủ, Lễ hội Đồng Đăng, chùa Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên…