VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Kem Alibaba - Vũng Tàu | Đặc sản Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngon miệng, mát lạnh, sảng khoát, và đặc biệt giá phải rẻ không thể không nói đến kem Alibaba. Dọc các con phố ở Vũng Tàu bạn sẽ thấy rất nhiều món ăn khác, nhưng đập vào mắt bạn vẫn sẽ là kem Alibaba này. Nổi tiếng với kem Alibaba nằm ở 416 Trần Phú, thành phố Vũng Tàu, chủ quán là người gốc Thổ Nhĩ Kì. Cách bán độc đáo, vui nhộn kem Alibaba dần trở nên nổi tiếng. Kem Alibaba với nhiều vị, nhiều màu sắc mang lại nhiều sự lựa chọn cho du khách. Nếu một lần đến với Vũng Tàu đừng quên tận hưởng cách bán kem ở đây nhé

món ngon đặc sản Vũng Tàu
Kem Alibaba
  • Địa chỉ: 416 Trần Phú, thành phố Vũng Tàu
  • Giờ mở cửa: 14h – 23h mỗi ngày
  • Giá: 20.000 – 50.000 đồng

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!

Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.

Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...