VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Khóm Cầu Đúc - Hậu Giang | Đặc sản Tỉnh Hậu Giang

Nhắc đến Hậu Giang, không thể không nhắc đến Khóm Cầu Đúc. Loại khóm này được trồng nhiều tại xã Hỏa Tiến và Tân Tiến – đây được xem là vùng trồng khóm nhiều nhất Hậu Giang. Khóm (hay còn gọi là dứa) ở đây trái nào trái nấy to tròn đều vành, ít lõi và hầu như không có sơ. Đặc biệt rất thơm và ngọt mát. Lại để được lâu tận 10 ngày mà không cần bảo quản tủ lạnh. Khóm dùng để nấu ăn hay ép nước đều rất ngon. Không những thế, người miền Tây còn chế biến khóm thành nhiều món ngon và đặc sản làm quà khác như mức khóm, kẹo khóm, rượu khóm…

Khóm Cầu Đúc Đặc sản Hậu Giang làm quà
Khóm Cầu Đúc được chế biến thành kẹo làm quà

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa

Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!

Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.

Nằm ở tả ngạn sông Hồng, xã Bát Tràng được biết tới bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc, những lợi thế tốt để phát triển du lịch làng nghề. Mới đây xã Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch của thành phố Hà Nội.