VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Lạp Xưởng - Yên Bái | Đặc sản Tỉnh Yên Bái

Lạp xưởng hay lạp sườn là cách thức bảo quản thịt độc đáo của người dân Yên Bái. Hầu như nhà nào ở vùng Tây Bắc này cũng trữ sẵn vài chiếc để ăn quanh năm.

Cách thức làm lạp xưởng đều giống nhau ở các bước cơ bản. Từ chọn lựa lòng non làm vỏ đến những phần thịt ngon nhất. Việc nêm nếm gia vị của từng vùng miền giúp những chiếc lạp xưởng từ đó mà có hương vị đặc trưng riêng.

Lạp xưởng - Món ăn quen thuộc và cũng là đặc sản của nhiều địa phương khắp cả nước - VietFlavour.com

Từ đôi bàn tay khéo léo người ta nhồi và dồn thịt căng tròn, bóng đẫy đà những đoạn lòng non. Sau ba ngày phơi nắng rồi đem hun khói nơi gác bếp. Quá trình này có thể gọi là tinh hoa của món ăn này. Phải chọn cho bàng được than hoa hoặc củi quế, xác mía, vỏ trấu cùng lá quế tươi mang đến mùi vị thơm ngon ho lạp xưởng. Người nấu phải chăm chút đứa con này thật khéo léo sao cho bếp luôn đỏ nhưng lửa than không được quá lớn. Chỉ hở tay một tí có thể làm hỏng cả bao nhiêu công cúc đã bỏ ra.

Lạp xưởng Yên Bái thường được hun kỹ nên có màu sẫm hơn và săn lại. Để thưởng thức thì phải luộc sơ qua nước rồi mới đem chiên hoặc nướng.

Một buổi tiêc đại ngàn sẽ mất ngon nếu thiếu sự xuất hiện của vài khoanh lạp xưởng Yên Bái. Ghé nhà một người dân Tây Bắc bạn đều có thể thưởng thức được món ăn này vào bất cư dịp nào. Thế nên nếu có cơ hội ghé thăm nơi đây đừng quên mang về chút gió vùng cao gói tròn trong vài chiếc lạp xưởng nhé.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Bản sắc văn hóa của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong đời sống sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế từ phong tục tập quán, trang phục cho đến phong cách ẩm thực. Dưới đây là những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam mà bạn có thể tìm hiểu.

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...

Được sự hỗ trợ của chính quyền và ngành văn hóa địa phương, 132 hộ gia đình người dân tộc Ba Na, nhánh Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã xây dựng thành công Làng du lịch cộng đồng, là điểm đến của du khách gần xa khi tới Kon Tum. Với việc mở ra một ngành kinh tế mới, du lịch cộng đồng đang giúp người dân Kon Trang Long Loi có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây còn là cơ hội tốt để người dân bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tr