Khi những hạt lúa ở Mường Lò bắt đầu nặng trĩu cành thoảng mùi hương lúa chín đó cũng là lúc báo hiệu cho người ta biết mùa muồm muỗm đã về. Thứ sinh vật được xem như thiên địch bảo vệ mùa màng này có hình dạng bên ngoài tựa như cào cào, châu chấu… nhưng trông thon gọn hơn.
Những con muồm muỗm được bắt từ bẫy đèn được sơ chế qua 4 bước “vặt cánh, bẻ chân, ngắt đầu, rút ruột” rồi chế biến thành nhiều món khác nhau. Tuy nhiên, muồm muỗm rang giòn vẫn được cho là quyến rũ vị giác người thưởng thức nhất.
Muồm muỗm được sơ chế rồi om với măng chua đến khi cạn nước. Rồi cả mớ đó được xào lửa to cùng dầu hoặc mỡ. Khi nghe nổ lách tách cũng là lúc đĩa muồm muỗm sẵn sàng cho bữa tiệc miền sơn cước. Món ăn càng hoàn hảo hơn khi được điểm tô cùng vài cọng lá chanh thái mỏng.
Hoặc không cầu kỳ người ta cứ làm hẵn một xiên muồm muỗm rồi nướng. Tiếng nước và mỡ từ muồm muỗm chảy xì xèo giữa hơi nóng của than hồng nhưng cũng chắc chẳng nóng bằng lòng người đang chờ đợi thưởng thức món ăn này.
Nhấm nháp một con muồm muỗm vàng ruộm khiến người ta lại nhớ quê cồn cào. Nhớ vị ngọt của hạt lúa vừa gặt, mùi hăng hăng của gốc rạ vừa ngả dở trên đồng. Hay đâu đó trong lòng chấp chới đôi cánh muồm muỗm như muốn đưa người ta trở về núi rừng Tây Bắc một lần nữa.
Nguồn: Internet.
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Miền Nam thường có khí hậu nhiệt đới xavan Nóng và ẩm với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Hàng năm, mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.
Việt Nam nằm trong vùng sinh thái Indomalaya. Theo Báo cáo tình trạng môi trường quốc gia năm 2005, Việt Nam nằm trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, xếp thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới. 15.986 loài thực vật đã thấy trong cả nước, trong đó 10% là loài đặc hữu, Việt Nam có 307 loài giun tròn, 200 loài oligochaeta, 145 loài acarina, 113 loài bọ đuôi bật, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài lưỡng cư, 840 loài chim và 310 loài động vật có vú, trong đó có 100 loài chim và 78 loài động vật có vú là loài đặc hữu. Ngoài ra còn có 1.438 loài tảo nước ngọt, chiếm 9,6% tổng số loài tảo, cũng như 794 loài thủy sinh không xương sống và 2,458 loài cá biển. Cuối những năm 1980, một quần thể Tê giác Java đã được phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và có thể cá thể cuối cùng của loài này ở Việt Nam đã chết vào năm 2010.
Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Được sự hỗ trợ của chính quyền và ngành văn hóa địa phương, 132 hộ gia đình người dân tộc Ba Na, nhánh Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã xây dựng thành công Làng du lịch cộng đồng, là điểm đến của du khách gần xa khi tới Kon Tum. Với việc mở ra một ngành kinh tế mới, du lịch cộng đồng đang giúp người dân Kon Trang Long Loi có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây còn là cơ hội tốt để người dân bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tr