VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Nem chua Ninh Hòa - Nha Trang | Đặc sản Tỉnh Khánh Hòa

 Nem chua là món ăn mà bất cứ ai ghé qua mảnh đất Ninh Hoà này đều phải thưởng thức, hay mua về làm quà biếu cho người thân, bạn bè trong dịp lễ tết hay về quê. Nem chua có lẽ là một món mồi nhậu phổ biến nhất trên bàn nhậu hay là món ăn vặt được lòng các chị em nhất bởi hương vị chua, ngọt của thịt và một chút cay thơm của ớt tiêu, và dai sực sực của bì,… 

Nem chua Ninh Hòa tại Nha Trang

Nem chua Ninh Hòa tại Nha Trang

Sản phẩm là món ăn đặc sản lừng danh của đất Ninh Hoà, ai cũng mong muốn được nếm thử một lần. Được làm từ thịt lọc bỏ mỡ, bì, tỏi, ớt… gói cẩn thận trong lá chùm ruột thay vì lá ổi, tạo nên một món ăn ngon hấp dẫn đặc biệt là khi uống kèm với bia. Giá của một hộp nem chua dao động từ 50.000 đến 60.000 một hộp.

Nem chua Ninh Hòa - Đặc sản

Nem chua Ninh Hòa – Đặc sản

Địa chỉ tham khảo:

  • Dọc đường quốc lộ ngang qua khu vực Ninh Hoà (Khánh Hoà)
  • Đặng Văn Quyên: 16A Lãn Ông, Xương Huân, Nha Trang
  • Vũ Thành An: 15 Lê Lợi, Nha Trang
  • Nem nướng 52 – Dì Nương: 29-31 Lê Lợi, Nha Trang
  • Nem Bà Sáu: 2 Tô Vĩnh Diện, Nha Trang
  • Nem nướng Tôm bay: 89 Hà Phước (khu Cồn Dê, hẻm nhỏ đầu cầu Hà Ra)
  • Nem Cô Nô: 24 Hai Bà Trưng, Nha Trang

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Lễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa. Tinh thần cộng đồng là bản chất của mỗi lễ hội. Có 2 phần trong các lễ hội: lễ và hội. Lễ là để bày tỏ sự tôn trọng với thiên tính và ước mơ của mọi người về sức khỏe, sự giàu có, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và người thân. Hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo, v.v. Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết Nguyên đán và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội. Với nhiều danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và bề dầy không gian văn hóa vùng miền độc đáo, Việt Nam là mảnh đất huyền thoại, cũng là kho chất liệu hấp dẫn để các nhà làm phim khai thác lâu dài.

Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia xã hội chủ nghĩa nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, biển Đông và vịnh Thái Lan. Lãnh thổ Việt Nam xuất hiện con người sinh sống từ thời đại đồ đá cũ, khởi đầu với các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Âu Lạc bị nhà Triệu ở phương Bắc thôn tính vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN sau đó là thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một thiên niên kỷ. Chế độ quân chủ độc lập được tái lập sau chiến thắng của Ngô Quyền trước nhà Nam Hán. Sự kiện này mở đường cho các triều đại độc lập kế tục và sau đó nhiều lần chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc cũng như dần mở rộng về phía nam. Thời kỳ Bắc thuộc cuối cùng kết thúc sau chiến thắng trước nhà Minh của nghĩa quân Lam Sơn.

Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).

Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c