VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Nhút tép đồng - Quảng Bình | Đặc sản Tỉnh Quảng Bình

Nhút tép có khá nhiều ở vùng Lệ Thủy Quảng Bình. Nhút tép có thể chế biên thành nhiều món ăn dân dã đượm hương vị hồn quê nhưng ngon nhất không thể bỏ qua món nhút tép đồng. Món mắm này sẽ có cách làm gần giống mắm tôm của miền Bắc, tuy nhiên dư vị sẽ thanh, ngọt và thơm hơn không hề bị nặng mùi. Bữa cơm chỉ cần có nhút tép, ít sung vả muối, ăn cùng cơm nóng, ít thịt ba chỉ luộc thì hết ý. 

đặc sản Quảng Bình làm quàNhút tép hay còn được gọi là dút tép có hương vị khá đặc biệt (Ảnh: Sưu tầm) 

Giá tham khảo: 80.000 VNĐ/0.5kg

Gợi ý địa chỉ mua: 

  • Siêu thị đặc sản miền Trung xứ Quảng – 185 Trường Pháp – Bắc Lý – TP. Đồng Hới – Quảng Bình
  • Siêu thị đặc sản 24h – quốc lộ 1A – Bố Trạch – Quảng Bình 

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam hay người Việt Nam (đôi khi gọi ngắn gọn là người Việt) là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ các dân tộc cổ đại sinh sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai...

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...