Những dòng suối róc rách quen thuộc ở Mường Lò không chỉ tắm mát mà còn mang lại nguồn thức ăn hấp dẫn. Ấy vậy mà ít ai ngờ những mảng rêu xanh mát ở suối cũng có thể làm món ăn. Đặc biệt hơn, người Thái chỉ dành tặng món ăn này cho những người khách mà họ thực sự quý mến.
Rêu ở Mường Lò dài miên man, mềm mịn, dập dờn lượn mình trong làn suối trong. Những ngày Hội hái rêu người ta vốc những vốc tay đầy rêu, vắt lại thành nắm rồi cuộn tròn lại như một loại bột màu xanh vừa được nhào nặn xong. Cảm giác mơn man mát lạnh của những cành rêu như trêu người người hái khiến ai cũng muốn được lội xuống con suối mà hái rêu một lần.
Rêu nướng đươc cho là ngon nhất rong các món ăn từ rêu ngon nhất. Rêu được sơ chế sạch rồi trộn với các gia vị của rừng: mắc khén, hạt dổi, hạt sẻn…rồi trộn đều gia vị và thị mỡ. Tất cả được gói ghém trong lá dong, buộc nẹp tre rồi vùi vào trong ấm. Khi lá dong tí tách, người ta lại mang hơ trên than hoa. Đến khi những giọt nước xanh thơm mát của rêu chảy ra thì biết ngay món ăn đã thưởng thức được.
Ở miền quê sơn cước này, rêu suối nhiều vô số kể nhưng rêu ngon không phải ở đâu cũng có. Người Thái quý rêu như một sản vật quý và chỉ bày biện ra thưởng thức khi gia đình tụ hội đông đủ.
Nguồn: Internet.
Mùi thơm của ly cà phê Việt Nam là chiếc đồng hồ báo thức tuyệt vời. Đất bazan Tây Nguyên màu mỡ nuôi lớn những cây cà phê robusta chất lượng. Những hạt cà phê này là một trong các sản phẩm xuất khẩu được thế giới yêu quý nhất của Việt Nam. Văn hóa cà phê Việt Nam rất đa dạng, bạn dễ dàng đếm được hàng trăm quán cà phê trong các thành phố lớn. Người Việt pha cà phê truyền thống bằng phin nhôm. Ngắm thời gian trôi trong khi chờ ly cà phê nhỏ giọt khiến món uống này thêm phần đậm đà.
Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.
Nằm bên bờ Ka Long, dòng sông biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đền Xã Tắc, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, không chỉ là nơi thờ tự, thực hành các tín ngưỡng văn hóa dân gian của cư dân nơi đây mà còn có ý nghĩa như cột mốc văn hóa, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Mới đây, di tích lịch sử - văn hóa hàng trăm năm tuổi này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia bởi những giá trị đặc sắc....