Trong các dịp lễ, tết nào, đồng bào Tây Nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu, với họ là tin tương, là do Trời sai thần linh xuống trần gian dạy con người cách làm rượu. Rượu cần Tây Nguyên được uống bằng cần, trong rượu có nhiều thứu, ngon hay dở là do người làm cũng như các hợp chất có đầy đủ hay không. Ngày nay, rượu cần không chỉ dành cho các đồng bào Tây Nguyên, mà họ thường chế tạo, cất thành từng ghè chở đi bán tại các làng miền xuôi. Nếu du khách có dịp đến vùng đất này thì nhớ thưởng thức loại rượu đặc biệt này nhé.
Sự hấp dẫn của rượu cần còn nằm ở sự nghiêm ngặt trong cách chế biến. Nguyên liệu chế biến rượu cần có thể dùng ngô, sắn, gạo nếp, gạo tẻm hạt bo bo… Nhưng ngon nhất vẫn là gạo nếp, và dùng trong những dịp đặc biệt. Làm rượu cần rất đơn giản, chỉ cần bỏ men vào cơm ủ trong ché (ghè) độ bốn năm hôm là thành rượu. Lúc nào uống thì cho thêm nước lã vào chứ không cất như rượu, rượu để lâu ngày uống càng ngon. Thưởng thưc rượu cần thể hiện sự đoàn kết, yêu thương, mọi người có thể uống với nhau chung cần, trẻ, già, trai, gái nhâm nhi thịt trâu nướng mà không sợ mất vệ sinh.
- Địa chỉ: Bon Bu Sóp, Đắk Nia, Gia Nghĩa, Đắk Nông.
Nguồn: Internet.
Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.
Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...
Được sự hỗ trợ của chính quyền và ngành văn hóa địa phương, 132 hộ gia đình người dân tộc Ba Na, nhánh Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã xây dựng thành công Làng du lịch cộng đồng, là điểm đến của du khách gần xa khi tới Kon Tum. Với việc mở ra một ngành kinh tế mới, du lịch cộng đồng đang giúp người dân Kon Trang Long Loi có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây còn là cơ hội tốt để người dân bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tr
Lạng Sơn, vùng đất địa đầu của Tổ quốc, vào những ngày xuân nên thơ hơn với những triền đào phai khoe sắc, những vườn mơ nở trắng xóa trải dài. Du xuân nơi xứ Lạng, du khách không chỉ được khám phá cảnh đẹp núi non hùng vĩ mà còn được hòa mình trong không gian văn hóa tâm linh của cư dân nơi này như: Hội đền Kỳ Cùng, Hội đền Tà Phủ, Lễ hội Đồng Đăng, chùa Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên…