VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Thanh trà - Vĩnh Long | Đặc sản Tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long được biết đến là một “vương quốc” của loại có tên gọi mỹ miều: thanh trà. Mà thoạt nhìn bên ngoài thanh trà đẹp như người con gái đang độ xuân thì thật.

Thanh trà thường có hai loại chua và ngọt. VietFlavour mách bạn phân biệt như sau:

  • Loại chua: dáng tròn, vỏ mỏng, vàng sẫm
  • Loại ngọt: dàng dài, vỏ dày, vàng nhạt

Tổng hợp tất cả các đặc sản Vĩnh Long: Thanh Trà - VietFlavour.com

Tùy theo sở thích mà bạn có thể thưởng thức theo nhiều cách khác nhau. Một ly nước thanh trà pha với đường vào ngày nắng quả là thứ giải khát tuyệt vời. Hoặc nếu bị thứ quả này quyến rũ đến mức không chờ được bạn có thể ăn trực tiếp. Những người sành ăn còn mang thanh trà đi nấu canh chua. Hay đem mớ thanh trà đi làm mứt cũng là một lựa chọn hoàn hảo của loại quả này.

Cùng với khoa học và kỹ thuật mà ngày nay thanh trà rút ngắn thời gian cho trái từ 10 năm xuống còn 3-5 năm.Thế nên bạn cũng có thể mua được thanh trà ở nhiều nơi. Tuy nhiên nếu có dịp ghé Vĩnh Long thăm những vườn thanh trà thì đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức thanh trà “chính chủ” nhé.

  1.  

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Lễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa. Tinh thần cộng đồng là bản chất của mỗi lễ hội. Có 2 phần trong các lễ hội: lễ và hội. Lễ là để bày tỏ sự tôn trọng với thiên tính và ước mơ của mọi người về sức khỏe, sự giàu có, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và người thân. Hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo, v.v. Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết Nguyên đán và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội. Với nhiều danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và bề dầy không gian văn hóa vùng miền độc đáo, Việt Nam là mảnh đất huyền thoại, cũng là kho chất liệu hấp dẫn để các nhà làm phim khai thác lâu dài.

Những con phố vẽ nên cuộc sống của người Việt. Phố xá ở đây không chỉ để đi lại. Đường phố và vỉa hè còn là nơi buôn bán, ăn uống, là điểm hẹn hò bên ly cà phê, là nơi cắt tóc hay nghỉ ngơi. Các thành phố lớn luôn tràn đầy sức sống với tiếng rầm rì của hàng triệu chiếc xe máy, nơi bạn có thể cảm nhận một nguồn năng lượng không ngừng sục sôi trên mỗi con đường.

Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.