Chợ nổi Cái Răng từ lâu đã nổi tiếng là nơi bán các loại trái cây đặc sản tại Cần Thơ. Bạn có thể tìm mua hầu hết các loại trái cây phổ biến tại đây, ví dụ như mít, chôm chôm, cóc, ổi, bưởi Năm Roi, xoài cát, vú sữa,… Chợ hoạt động nhộn nhịp nhất vào buổi sáng từ 5 giờ đến 9 giờ. Bên cạnh đó, nếu du khách không muốn mua trái cây có thể đến tham quan ccas vườn trái cây du lịch để thưởng thức hoặc hái mang về làm quà cho gia đình, bạn bè.
Trái cây tươi ngon & đa dạng tại chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ (Nguồn: pinterest.com)
Địa chỉ mua:
- Vườn trái cây Chín Hồng: 398 Tổ 31, Ấp Mỹ Nhơn, Phong Điền, Cần Thơ.
- Vườn trái cây Rạch Kè: 396A Mỹ Nhơn, Mỹ Khánh, Phong Điền, Cần Thơ.
- Vườn trái cây Chú Ba Cống: Long Tuyền, Bình Thủy, Cần Thơ.
Nguồn: Internet.
Việt Nam là đất nước trên dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).
Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.
Việt Nam có diện tích 331.690 km², nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Chung đường biên giới với ba quốc gia, phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, còn phía đông là biển Đông. Năm 2019, dân số Việt Nam khoảng hơn 96 triệu người, đứng thứ 13 thế giới. Hà Nội, thủ đô của Việt Nam là thành phố lớn thứ hai với 6,2 triệu dân, sau Thành phố Hồ Chí Minh, 8,8 triệu dân.
Là nền kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đã dần hồi phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Sau năm 1986, với Chính sách Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999...