Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam hay người Việt Nam (đôi khi gọi ngắn gọn là người Việt) là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ các dân tộc cổ đại sinh sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai...
Huyện đảo tiền tiêu Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh là nơi duy nhất trong cả nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý dựng tượng của Người lúc sinh thời. Trải qua hơn nửa thế kỷ, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng ra Biển Đông luôn có một vị trí đặc biệt trong trái tim của những người con huyện đảo nói riêng và cả nước nói chung...