Về thăm xứ Bạc Liêu mà chưa thử qua món đặc sản nổi tiếng bún nước lèo thì xem như chưa đặt chân đến nơi đây. Có nhiều người thường nhầm lẫn giữa bún nước lèo và bún mắm, nhưng thực chất đây là hai món ăn khác nhau, chỉ giống ở chỗ đều dùng con mắm để nấu nước dùng.
Chỉ cần bước đến gần nồi nước lèo bạn đã có thể ngửi thấy hơn thơm ngào ngạt bốc lên bay vào mũi. Và chính nồi nước lèo ấy cũng quyết định nên sự hấp dẫn và thơm ngon của món ăn. Thường người ta dùng mắm cá sặc trộn với một lượng thính đem đi hầm một khoảng thời gian dài để làm nước dùng. Mắm cá sặt béo đem đi nấu nước lèo thì quả là ngon ngọt không gì bằng.
Ngoài hương vị chính đặc trưng là mắm, bún nước lèo ngon là vì có những nguyên liệu đi kèm như cá lóc nguyên con, tôm tươi kết hợp với dừa xiêm… Nhúng khoanh bún gạo qua nước sôi, cho vào tô lớn và chan nước lèo vào, thêm chút rau thơm sau đó ăn kèm rau sống cộng chanh ớt bằm thì quả là một món ngon không thể cưỡng lại.
- Quán bún nước lèo Năm Hớn: số 649 đường Trần Phú, Phường 7, TP. Bạc Liêu.
- Quán bún nước lèo Tân Mộng Thường: số 166 Võ Thị Sáu, Phường 8, TP. Bạc Liêu.
- Giá bún nước lèo Bạc Liêu: 20.000đ – 30.000đ/ tô.
Nguồn: Internet.
Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!
Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c