VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Rượu cần - Đắk Lắk | Đặc sản Tỉnh Đắk Lắk

Đến với Đắk Lắk mà không tìm hiểu cũng như thưởng thức rượu cần tại đây thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn. Rượu cần là một trong những sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên và mang tính định hình văn hóa đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

Nguyên liệu chính làm nên món rượu cần là gạo nấu chín để nguội hoặc ấm, trộn với men và trấu sạch, sau đó cho vào ché lấy lá bịt kín miệng rồi để nơi thoáng mát.

Rượu cần chính gốc Đắk Lắk thơm ngon, đúng hương vị của người bản địa phải có vị ngọt đắng, khi uống vào luôn có cảm giác nồng ấm và sảng khoái. Ngoài việc thưởng thức rượu cần ở nơi đây ra, bạn cũng có thể mua rượu cần về làm quà nữa đấy nhé!

Giá cả dao động: 100.000 – 150.000 đồng/lít

Địa điểm thưởng thức rượu cần ngon ở Đắk Lắk:

  • Cửa hàng rượu cần Y Miên – 539 Nguyễn Văn Cừ, Tân Hoà, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
  • Cơ sở sản xuất rượu cần Y Nguyên – 27 Lê Thị Hồng Gấm, P. Tân Lợi, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
  • Đặc Sản Đăk Lak rượu cần Y Nay – 110 Hòa Thành, Hòa Đông, Krong Pắc, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Rượu cần đặc sản Daklak

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.

Mùi thơm của ly cà phê Việt Nam là chiếc đồng hồ báo thức tuyệt vời. Đất bazan Tây Nguyên màu mỡ nuôi lớn những cây cà phê robusta chất lượng. Những hạt cà phê này là một trong các sản phẩm xuất khẩu được thế giới yêu quý nhất của Việt Nam. Văn hóa cà phê Việt Nam rất đa dạng, bạn dễ dàng đếm được hàng trăm quán cà phê trong các thành phố lớn. Người Việt pha cà phê truyền thống bằng phin nhôm. Ngắm thời gian trôi trong khi chờ ly cà phê nhỏ giọt khiến món uống này thêm phần đậm đà.

Việt Nam nằm trong vùng sinh thái Indomalaya. Theo Báo cáo tình trạng môi trường quốc gia năm 2005, Việt Nam nằm trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, xếp thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới. 15.986 loài thực vật đã thấy trong cả nước, trong đó 10% là loài đặc hữu, Việt Nam có 307 loài giun tròn, 200 loài oligochaeta, 145 loài acarina, 113 loài bọ đuôi bật, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài lưỡng cư, 840 loài chim và 310 loài động vật có vú, trong đó có 100 loài chim và 78 loài động vật có vú là loài đặc hữu. Ngoài ra còn có 1.438 loài tảo nước ngọt, chiếm 9,6% tổng số loài tảo, cũng như 794 loài thủy sinh không xương sống và 2,458 loài cá biển. Cuối những năm 1980, một quần thể Tê giác Java đã được phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và có thể cá thể cuối cùng của loài này ở Việt Nam đã chết vào năm 2010.

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.