VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Thịt nai khô - Đắk Lắk | Đặc sản Tỉnh Đắk Lắk

Nếu đã thử qua món bò một nắng rồi thì càng không thể bỏ qua món thịt nai khô. Bởi món bò một nắng là một biến tấu với giá cả rẻ hơn so với món thịt nai khô.

Thịt nai được lựa chọn kĩ càng để chọn ra những phần thịt tươi ngon, chất lượng nhất. Sau đó, thịt nai được sơ chế sạch sẽ rồi thái thành các lát dày vừa phải. Để thịt mềm, thấm gia vị, người dân còn dùng chày dần đều miếng thịt cho mỏng ra.

Đem thịt nai ướp với sả, gừng, tỏi, ớt cùng một số gia vị khác để át đi vị tanh của thịt sống, đặc biệt không thể thiếu là mắc khén, một trong những gia vị đặc trưng của vùng núi. Cuối cùng là mang thịt nai đi phơi khô dưới cái nắng gay gắt.

Thịt nai với bên ngoài khô, thơm lừng, xé thử thịt nai bên trong thịt mềm, hồng khi ăn có vị cay cay ở đầu lưỡi, càng ăn thịt nai sẽ càng tiết ra vị thơm ngọt, hấp dẫn cực kì.

Thịt nai khô

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Đặc sản mỗi vùng miền Việt Nam mang trong mình lối sống địa phương và tinh hoa thiên nhiên nơi đó. Miền Bắc trân trọng những công thức nấu ăn tinh tế, như bát bún thang ngon phải được chuẩn bị trong nhiều giờ. Tại miền Trung, truyền thống ẩm thực hoàng cung và gia vị đặc trưng hòa quyện trong những món ăn độc đáo như cơm sen hay nem lụi. Cá kho tộ và canh chua miền Nam thì đến từ nguồn thủy sản dồi dào, niềm tự hào của đồng bằng sông Cửu Long.

Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...

Lạng Sơn, vùng đất địa đầu của Tổ quốc, vào những ngày xuân nên thơ hơn với những triền đào phai khoe sắc, những vườn mơ nở trắng xóa trải dài. Du xuân nơi xứ Lạng, du khách không chỉ được khám phá cảnh đẹp núi non hùng vĩ mà còn được hòa mình trong không gian văn hóa tâm linh của cư dân nơi này như: Hội đền Kỳ Cùng, Hội đền Tà Phủ, Lễ hội Đồng Đăng, chùa Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên…