Trà Atiso ở Đà Lạt rất nổi tiếng và phổ biến nên thường được mọi người đến đây tìm mua về, không những có vị thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Cây Atiso có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, là một loại dược phẩm quý, được người Pháp mang vào Việt Nam và được trồng nhiều ở Đà Lạt bởi khí hậu vô cùng thích hợp. Cây Atiso dùng được cả lá, rễ và hoa; được phơi khô để làm trà. Trà Atiso có mùi thơm thanh, có vị đắng đặc biệt không giống với những loại trà khác nhưng lại rất tốt cho gan, kích thích tiêu hóa…
Chế biến trà Atiso không quá phức tạp nhưng lại phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật trong toàn quy trình để mọi tinh chất quý trong Atiso được giữ lại với hàm lượng cao nhất. Sau khi thu hoạch Atiso tươi, người ta đem về làm héo để giữ được tối đa tinh chất của nó, rồi mang đi vò, sấy khô, phân loại thành phẩm nguyên liệu. Từ thành phẩm phân loại này sẽ đem trộn với trà theo tỉ lệ nhất định để tạo ra trà Atiso.
Ngoài làm trà, hoa và cây Atiso non còn dùng để làm thuốc và nấu canh cũng rất ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe. Nếu đến Đà Lạt các bạn nên mua một vài hộp trà Atiso bởi những công dụng tuyệt vời, hơn nữa đóng gói cũng không cồng kềnh, rất lý tưởng để làm quà cho chuyến đi Đà Lạt của mình đó.
Địa chỉ mua trà atiso
Tại chợ Đà Lạt có bán rất nhiều cây lá rẻ đặc biệt là hoa Atiso. Một vài địa chỉ mua trà Atiso, trà Ô long ở Đà Lạt:
- Trà cà phê Lễ Ký: Số 21 khu Hòa Bình, Đà Lạt.
- Trà cà phê Hoa Lâm: Số 49 – 51 Phan Bội Châu, Đà Lạt.
- Trà Vĩnh Tiến: Số 39 – 41 Phạm Ngọc Thạch, Đà Lạt.
- Trà Atisô Đất Việt: Số 1C Nguyễn Khuyến, Đà Lạt.
Nguồn: Internet.
Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.
Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...
Bến cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây ngoài trưng bày những hiện vật gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Người, còn đặc biệt ghi dấu sự kiện ngày 5/6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Việt Nam từ Bến cảng Nhà Rồng bắt đầu hành trình bôn ba thế giới để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp...
Được sự hỗ trợ của chính quyền và ngành văn hóa địa phương, 132 hộ gia đình người dân tộc Ba Na, nhánh Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã xây dựng thành công Làng du lịch cộng đồng, là điểm đến của du khách gần xa khi tới Kon Tum. Với việc mở ra một ngành kinh tế mới, du lịch cộng đồng đang giúp người dân Kon Trang Long Loi có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây còn là cơ hội tốt để người dân bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tr