Khi du lịch tới Trà Vinh, trái quách cũng chính là một trong những đặc sản trứ danh mà bạn không nên bỏ qua. Đây là một loại quả có lớp vỏ cứng, bên trong có nhiều hạt nhỏ.
Có rất nhiều cách chế biến và thưởng thức loại trái cây này, trong đó phổ biến nhất là 3 cách chế biến sau
10.1 Chế biến Quả Quách
Thứ nhất :
đó là làm món quách ghém cùng mắm cá sặc, cá chốt hay cá trẽn, trộn đường, tỏi, ớt sẽ là loại nước chấm hấp dẫn được dùng ăn kèm với các loại rau sống như rau xà lách, cải thảo hoặc bông sung kèm thêm vài lát khế chua hoặc chuối chát để thêm phần đậm vị. Bên cạnh đó, người ta còn nạo cơm quách ra để làm nhân cuốn chung cùng với rau và chấm mắm.
Thứ hai
Là làm món quách dầm sinh tố. Điều này khá mới lạ đối với nhiều người phương xa, nhưng riêng tại Trà Vinh thì đây lại là thức ăn khá phổ biến. Món nước này rất được ưa dùng vào những ngày hè nóng bức vì nó giúp giải nhiệt rất tốt.
Để làm được món này người ta múc ruột quách cho vào ly, sau đó cho thêm đường, sữa cùng nước đá trộn chung với nhau là có ngay thứ nước giải khát lạ miệng.
Vị chua thanh của quách hòa quyện cùng ngọt đường và sữa béo tạo nên thức uống vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Thứ ba
Là dung trái quách để ngâm rượu. Cách làm món này là dùng muỗng cạo lấy cơm trái quách và ngâm trong hũ rượu nếp hoặc rượu gạo. Để rượu được ngon hơn, người ta sẽ bổ trái quách ra làm vài ba mảnh ngâm rượu.
Tuy nhiên, có vài người thì chọn cách đục vài lỗ trên trái sau đó bỏ ngâm sẽ giúp nước rượu trong và thơm hơn hai cách làm trên.
Loại quả này được trồng rất nhiều ở Cầu Kè, Trà Vinh. Bởi vậy khi tới đây, bạn có thể ghé qua đây để thưởng thức hoặc mua về làm quà cho người thân và bạn bè.
Nguồn: Internet.
Việt Nam nằm trong vùng sinh thái Indomalaya. Theo Báo cáo tình trạng môi trường quốc gia năm 2005, Việt Nam nằm trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, xếp thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới. 15.986 loài thực vật đã thấy trong cả nước, trong đó 10% là loài đặc hữu, Việt Nam có 307 loài giun tròn, 200 loài oligochaeta, 145 loài acarina, 113 loài bọ đuôi bật, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài lưỡng cư, 840 loài chim và 310 loài động vật có vú, trong đó có 100 loài chim và 78 loài động vật có vú là loài đặc hữu. Ngoài ra còn có 1.438 loài tảo nước ngọt, chiếm 9,6% tổng số loài tảo, cũng như 794 loài thủy sinh không xương sống và 2,458 loài cá biển. Cuối những năm 1980, một quần thể Tê giác Java đã được phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và có thể cá thể cuối cùng của loài này ở Việt Nam đã chết vào năm 2010.
Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!
Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...