Đây là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Cầu Kè (Trà Vinh), chuối tá quạ cho rất ít trái, tuy nhiên mỗi trái lại có kích thước rất to nên ngày xưa nông dân chỉ trồng một vài cây trong vườn để làm món ăn vặt khi buồn miệng chứ rất ít khi mang ra chợ để bán.
Theo ông bà xưa kể lại, trồng loại chuối này rất xui, không đưa lại may mắn, vì vậy không nên trồng gần nhà vì ban đêm khi chuối trổ buồng vặn mình như chuyển dạ nghe tiếng động rất sợ. Sáng hôm sau, ra sau vườn phát hiện buồng chuối non đã trổ không biết từ bao giờ. Có lẽ vì thế mà chúng được đặt tên là “chuối tá quạ” hay “chuối tá hỏa” chăng.
Ngày nay, chuối tá quạ được rất nhiều người dân nơi thành phố ưa chuộng, vì thế nông dân nhân giống cây và trồng rất nhiều. Chuối trồng trong thời gian khoảng chừng 8 tới 9 tháng thì trổ bắp. Một buồng chuối thường chỉ cho từ 1 tới 2 nải, mỗi nải khoảng chục trái là cùng. Tầm khoảng 2 tháng rưỡi sau sau khi trổ, có thể đốn xuống để ăn sống hoặc giú chín để đưa ra chợ bán.
11.1 Đặc điểm chuối Chuối Tá Quạ
Chuối tá quạ có đặc điểm là dẻo ngọt, thơm ngon nên có thể chế biến thành nhiều món ăn rất hấp dẫn như: nấu ca-ri hay nấu lẩu. Nhưng món ăn được cả người lớn lẫn trẻ em rất ưa thích đó là chuối tá quạ luộc chín.
11.2 Chế biến Chuối Tá Quạ
Để có được những trái chuối tá quạ chín luộc bán ra thị trường cần trải qua một số công đoạn như sau: Khi chuối đã già sẽ được chặt xuống và tách ra từng nải phơi nắng cho nóng rồi đem vào lu giú khoảng độ 2 hôm thì chuối bắt đầu chín hườm, lấy chuối ra.
Dùng dao tách ra từng trái một. Lấy dây chuối quấn chung quanh quả chuối (như đòn bánh tét) để giữ vỏ chuối không bị nứt ra, và khi nấu sẽ không bị nước thấm vào khiến chuối bị mềm, không nhạt.
Khi luộc, người ta đổ nước ngập vào chuối bắc lên bếp đun sôi. Khoảng độ chừng 1 tiếng sau, dùng đũa đâm thử khi nào thấy chuối mềm thì nhắc xuống. Chờ chuối nguội và xếp ra đĩa là xong. Chuối tá quạ vốn rất to, vì vậy khi thưởng thức phải cắt từng miếng cho vừa miệng, mới ngon.
11.3 Địa chỉ ăn chuối Tá Quạ
Để thưởng thức hoặc mua chuối tá quạ về làm quà, bạn có thể tìm đến Vựa chuối: Lê Lợi, Phường 1, Thành Phố Trà Vinh.
Điện thoại: 093 371 69 11.
Ngoài ra, bạn có thể ghé qua khu vực Cầu Kè, Trà Vinh để mua được loại quả thơm ngon và đặc biệt này nhé.
Nguồn: Internet.
Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.
Ẩm thực là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt...
Việt Nam – một đất nước uốn lượn theo hình chữ S bên bờ biển Đông có 54 dân tộc anh em với những con người kiên cường, bất khuất, hiên ngang trước bao cuộc chiến tranh xâm lược; một đất nước có những vùng đất bề dày mấy ngàn năm lịch sử. Với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và dồi dào, chúng ta – những người con của đất Việt vẫn thường hay tự hào khi nhắc về Tổ Quốc, quê hương của mình. Mời quý thính giả cùng VOVLIVE trải nghiệm vẻ đẹp của đất nước và
Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c