Cháo là một món ăn rất phổ biến ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, tên gọi cháo ám chắc có lẽ chỉ có ở Trà Vinh mới có. Xuất phát từ một món ăn dân dã trong đời sống hàng ngày, cháo ám đã trở thành một món ăn đặc sản độc đáo. Đến với Trà Vinh, rất nhiều du khách muốn nếm thử mùi vị hấp dẫn của cháo ám một lần.
Cháo ám, ngay từ cái tên đã gây tò mò cho không ít du khách. Nhưng thực ra đây là món cháo cá lóc với cách nấu khá độc đáo của người dân miền Tây đã tạo nên sự khác biệt so hơn so với món cháo cá lóc ở những nơi khác. Cháo ám rất đặc biệt và được chế biến rất công phu với đầy đủ gia vị cần thiết, mà khi ăn một lần chắn chắn sẽ nhớ mãi.
14.1 Cách nấu cháo ám Trà Vinh
Để nấu được món cháo cá lóc ngon, quan trọng nhất là phải chọn được con cá lóc đồng lớn, còn tươi. Sau khi sơ chế và rửa sạch, người ta cắt ra từng khứa, đem luộc. Khi thịt đã chín thì dùng đũa tách ra từng miếng ra đem xào mỡ hành.
Nước luộc cá không thể bỏ đi mà bỏ thêm một ít gạo đem nấu cháo thiệt nhừ. Cho vào nồi cháo thêm một ít phụ liệu như: củ hành nướng, tôm khô, khô mực nướng để tăng thêm vị ngọt cho cháo. Khi cháo đã chín trút cá vô. Phần trứng cá để riêng ra, chấy nhuyễn rồi mới đổ vô nồi. Trứng cá nổi Bập bềnh trên bề mặt sẽ khiến nồi cháo có màu vành bắt mắt.
14.2 Cách thưởng thức cháo ám
Khi thưởng thức cháo ám, ta sẽ cảm nhận được hương vị đặc biệt của cháo cá lóc, ăn hoài không thấy chán. Cháo cá lóc nấu với rau đắng ăn kèm vài thứ gia vị đặc trưng mới mới đúng điệu.
Khi ăn, có thể cho thêm giá trụng, hành hoặc ngò xắt nhỏ rí cọng với rau sống cắt nhuyễn làm ghém, bóp bánh tráng vừng nướng giòn.
Nguồn: Internet.
Tám di sản thế giới UNESCO trải dài khắp Việt Nam. Mỗi nơi lại mang đến những góc nhìn thú vị về đời sống địa phương và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Hoàng Thành và các lăng tẩm Huế đưa bạn về với triều Nguyễn đầy những thăng trầm. Phố cổ Hội An từng là một điểm hẹn nhộn nhịp của tàu thuyền và lái thương khắp thế giới. Khắp các tỉnh thành khác, bạn sẽ bắt gặp các di tích cổ xưa, các khung cảnh thơ mộng, những miếng ghép sống động tạo nên bức tranh di sản Việt Nam.
Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.
Việt Nam nằm trong vùng sinh thái Indomalaya. Theo Báo cáo tình trạng môi trường quốc gia năm 2005, Việt Nam nằm trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, xếp thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới. 15.986 loài thực vật đã thấy trong cả nước, trong đó 10% là loài đặc hữu, Việt Nam có 307 loài giun tròn, 200 loài oligochaeta, 145 loài acarina, 113 loài bọ đuôi bật, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài lưỡng cư, 840 loài chim và 310 loài động vật có vú, trong đó có 100 loài chim và 78 loài động vật có vú là loài đặc hữu. Ngoài ra còn có 1.438 loài tảo nước ngọt, chiếm 9,6% tổng số loài tảo, cũng như 794 loài thủy sinh không xương sống và 2,458 loài cá biển. Cuối những năm 1980, một quần thể Tê giác Java đã được phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và có thể cá thể cuối cùng của loài này ở Việt Nam đã chết vào năm 2010.
Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...