VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Mắm bò hóc - Trà Vinh | Đặc sản Tỉnh Trà Vinh

Cũng như các tỉnh miền Tây khác, vùng đất song nước Trà Vinh có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vì thế mà cá tôm cũng rất nhiều và đây chính là nguyên liệu cho món mắm bò hóc nổi tiếng xa gần ra đời. Mắm bò hócvốn dĩ  đã ngon nhưng lại càng ngon hơn khi chế biến thành nhiều món ăn khác. 

19 Món Đặc Sản Trà Vinh Mang Về Làm Quà và Kèm Địa Chỉ Bán 17

18.1 Cách chế biến Mắm bò hóc

Để làm được món mắm bò hóc ngon nhất phải qua rất nhiều công đoạn.

Đầu tiên Phải làm sạch cá, Tùy theo từng vùng mà cá có thể bỏ đầu hoặc giữ. Kế đến, người ta sẽ ngâm cá với muối cho đến khi cá trương sình lên thì bắt đầu đem cá phơi thật khô, tẩm ướp gia vị đường, tiêu, tỏi, ớt… cho thấm rồi dùng vật thật nặng đè lên để ép nước cá rỉ ra hết. 

Sau đó người ta rửa cá lại bằng nước muối và xếp chúng vào lọ sành muối theo tỷ lệ một cá, nửa cơm nguội, một muối. Bước cuối cùng là dùng nan tre cài thật chặt hủ lại  và ủ tiếp khoảng từ 4 đến 6 tháng cho đến khi thành mắm.

18.2 Những món ăn được làm từ bò hóc

Đối với mắm bò hóc, người ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn và độc đáo, đậm đà hương vị mắm bò hóc, trong đó phải kể đến đầu tiên là món bún num bò hóc. 

Bước vào quán và gọi một tô bún mắm bò hóc ra, mùi thơm đặc trưng của nước lèo hòa quyện cùng với mùi vị đậm đà của mắm, cái hương thơm ngai ngải của bún, sả và trái chúc… khiến  khi nếm thử có vị ngọt đậm đà, vị chua thanh thanh không lẫn vào đâu được.

Ngoài ra, không thể không kể đến món mắm bò hóc sống trộn với chanh, tỏi, ớt và người ta nêm thêm chút đường cho vừa ăn. Ăn mắm bò hóc không thể thiếu các loại rau như quả như khế, , lá xoài non, đọt cóc hay cải sống, chuối chát, rau thơm, đậu ớt, dưa leo, cà rừng. Người mới ăn thì thấy hơi khó chịu nhưng khi ăn quen rồi sẽ thòm thèm vì hương vị ấn tượng của mắm bò hóc.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Lễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa. Tinh thần cộng đồng là bản chất của mỗi lễ hội. Có 2 phần trong các lễ hội: lễ và hội. Lễ là để bày tỏ sự tôn trọng với thiên tính và ước mơ của mọi người về sức khỏe, sự giàu có, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và người thân. Hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo, v.v. Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết Nguyên đán và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội. Với nhiều danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và bề dầy không gian văn hóa vùng miền độc đáo, Việt Nam là mảnh đất huyền thoại, cũng là kho chất liệu hấp dẫn để các nhà làm phim khai thác lâu dài.

Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.

Là nền kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đã dần hồi phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Sau năm 1986, với Chính sách Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999...