Phàm là người ở miền Tây thù không ai mà không biết cá út. Cá út thường sống ở sông và cũng ai ít nuôi chúng. Những buổi ghe về hay tháo đầm tôm người nào may mắn thì sẽ có được mớ cá tươi ngon cho bữa cơm gia đình.
Có thể chế biến cá thành nhiều món khác nhau: kho, chiên, làm khô…. Và để có một món đầy đủ hương vị người ta lại mang cá nấu canh chua.
Canh chua cá út không cần cầu kỳ. Chỉ vài ngọn rau muống, cà chua, lá me là tươm tất lắm rồi. Vị chua thanh của lá me cùng thịt cá ngọt bùi của miệt sông nước vậy mà là người ta nhớ mãi.
Ai đã từng ăn cá út chắc cũng không quên cái thú được ăn trứng cá. Trứng cá út to lắm, 1 cái cũng áng chừng đầu ngón tay út khi nấu lại đỏ au rất hấp dẫn. Cũng bởi không phải con nào cũng có nên trứng cá út như thứ quà để dành của bà má miền Tây chờ con về. Nồi canh chua cá út vì thế mà thấm đượm tình thương.
Nguồn: Internet.
Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.
Là nền kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đã dần hồi phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Sau năm 1986, với Chính sách Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999...
Nằm ở tả ngạn sông Hồng, xã Bát Tràng được biết tới bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc, những lợi thế tốt để phát triển du lịch làng nghề. Mới đây xã Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch của thành phố Hà Nội.