Đền thờ thầy Chu Văn An tọa lạc trên núi Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây với phong cảnh tuyệt đẹp, cũng là nơi nhiều người dân đến xin chữ mỗi khi dịp Tết đến xuân về, cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, học hành thi cử đỗ đạt.
Thầy Chu Văn An hiệu là Tiều Ẩn – tự là Linh Triệt, thuỵ là Văn Trinh. Sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn niên hiệu Trùng Hưng thứ 2 (1292) tại thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì (nay thuộc thành phố Hà Nội). Cha là Chu Văn Thiện, mẹ là Lê Thị Chuân.Đền thờ Chu Văn An nằm ở vùng núi Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 2008. Đền gồm 3 khu di tích chính là Đền thờ, Lăng mộ thầy Chu Văn An và Điện Lưu Quang – nơi thuở xưa thầy Chu Văn An dạy học.Nơi đây mấy trăm năm trước, Chu Văn An rũ bỏ chốn quan trường trở về mở trường dạy học, viết sách, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời an nhàn, vui với cỏ cây mây nước.Bước vào cổng đền, du khách đã cảm nhận được không khí trang nghiêm, tĩnh mịch ở nơi đây.Đi qua hơn 100 bậc đá là Ngôi đền thờ thầy giáo Chu Văn An, nơi đây được xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng của núi Phượng Hoàng. Đền thờ có kiến trúc theo kiểu chữ “Nhị”, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái.Bậc lên có khắc 4 chữ trên đá đó là chữ Vạn, Thế, Sư, Biểu.Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến Việt Nam. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.Bên trong ban thờ thầy giáo Chu Văn An.Đền thờ Chu Văn An là điểm du lịch tâm linh và giáo dục truyền thống của rất nhiều du khách, cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trên cả nước.Nhiều người dân thường tới đây vào dầu xuân để xin chữ, cầu mong may mắn một năm học hành thi cử đỗ đạt.Cách Đền khoảng 600m là khu lăng mộ thầy Chu Văn An. Theo truyền thuyết, vị trí đặt mộ thầy chính là đầu của chim Phượng, được hiểu là đỉnh cao của công lý và đức hạnh. Cách mộ khoảng 50m về phía Tây có một giếng nhỏ, du khách đến viếng mộ thầy, mỗi người đều muốn uống một ngụm nước từ giếng để khí thiêng sông núi nơi đây ngấm vào cơ thể mình.Toàn cảnh đền thờ thầy giáo Chu Văn An nhìn từ trên cao.