Đền Bà Chúa Thượng Ngàn tọa lạc ở nơi cao nhất của núi Chúa, cách 1.500m so với mặt nước biển. Địa điểm này là nơi giao hòa đất trời, âm dương hội tụ, thích hợp cho những chuyến hành hương tâm linh về thành phố Đà Nẵng.
(Ảnh: Sưu tầm)
Tọa lạc trên đỉnh Bà Nà, những năm gần đây, đền Bà Chúa Thượng Ngàn là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút nhiều du khách ghé thăm khi du lịch Đà Nẵng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lên kế hoạch chuẩn bị cho chuyến đi đến đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn Đà Nẵng đầy đủ và chi tiết nhất.
1. Đền Bà Chúa Thượng Ngàn ở đâu?
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn hay còn được biết đến với tên gọi đền Mẫu Bà Chúa Thượng Ngàn, Lâm Cung Thánh Mẫu, Mẫu Thượng Ngàn, Lĩnh Chúa Linh Từ… Đây là một trong những ngôichùa Đà Nẵng nổi tiếng, dành cho 3 vị Mẫu theo tín ngưỡng dân gian của người Việt.
Ngôi đền nằm ở độ cao 1.500m, tọa lạc ở nơi cao nhất của núi Chúa và được xem là nơi trời đất giao hòa, âm dương hội tụ. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng thì dưới đây sẽ là một số thông tin về đền Bà Chúa Thượng Ngàn giúp bạn tham quan địa điểm này một cách dễ dàng hơn.
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển (Ảnh: Sưu tầm)
- Địa chỉ: Thuộc khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ, thôn An Lợi, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
- Giờ mở cửa: 8:00 – 17:30
- Giá vé: Nằm trong giá vé tham quan khu du lịch Bà Nà Hills
Người lớn |
Trẻ em |
|
Khách Đà Nẵng |
450.000 VNĐ |
350.000 VNĐ |
Khách Ngoại tỉnh |
750.000 VNĐ |
600.000 VNĐ |
2. Khám phá Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Bà Nà Đà Nẵng có gì?
Nhiều du khách thắc mắc rằng, Mẫu Thượng Ngàn thờ chính ở đâu? Câu trả lời là được thờ chủ yếu tại vùng núi, ở đâu có rừng núi thì ở đó sẽ có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Vậy đền Bà Chúa Thượng Ngàn Đà Nẵng có gì đặc biệt? Đền Bà Chúa Thượng Ngàn thờ ai và Bà Chúa Thượng Ngàn là ai? Hãy cùng khám phá ngay nhé!
2.1. Truyền thuyết đền Bà Chúa Thượng Ngàn
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Bà Nà là nơi tôn thờ Bà Chúa linh thiêng của vùng núi Bà Nà, Đà Nẵng. Theo truyền thuyết kể lại, bà là con gái của Sơn Tinh và Mỵ Nương. Thời con gái, bà có tên là La Bình. Sau khi Sơn Tinh và Mỵ Nương trở về trời, trở thành 2 vị thánh bất tử thì bà được phong là Mẫu Thượng Ngàn (hay còn gọi là Mẫu Đệ Nhị, Văn Chúa Thượng Ngàn), thay cha cai quản miền rừng núi, trung du đồi bãi của đất Việt.
Ngôi đền thờ Mẫu Thượng Ngàn – chuyên cai quản rừng núi, trung du đất Việt (Ảnh: Sưu tầm)
2.2. Chiêm ngưỡng kiến trúc cổ trăm năm uy nghi tráng lệ
Nằm trên đỉnh Bà Nà cao chót vót, đền Bà Chúa Thượng Ngàn đem tới cảm giác gần như tách biệt hoàn toàn so với sự nhộn nhịp, xô bồ nơi phố thị. Cảnh quan thiên nhiên thoáng đãng, kết hợp với tiếng khánh, tiếng chuông đồng khiến du khách cảm thấy thư thái và bình yên đến lạ
Với lối kiến trúc đền miếu truyền thống, đền Bà Chúa Thượng Ngàn được chia làm 2 khu vực chính: khuôn viên đền và điện thờ Mẫu. Khuôn viên bao gồm khoảng sân rộng phía bên trái. Chính giữa sân là ngôi nhà lục giác 2 tầng mái ngói. Đây là nơi an vị của pho tượng Phật Di Lặc.
Tượng Phật Di Lặc nằm ở chính giữa sân (Ảnh: Sưu tầm)
Ngôi đền gồm 3 gian chính điện, phía bên ngoài treo bảng sơn nền đỏ được chạm 4 chữ Hán: Lĩnh Chủ Linh Từ (Đền Bà Chúa Thượng Ngàn). Phần góc mái và phần đầu giông đều được chạm trổ hình đầu rồng sắc sảo, chi tiết.
Bên trong điện là 3 gian thờ chư vị Thánh Mẫu. Bên trên mỗi hương án đều có hoành phi được sơn son thếp vàng với dòng chữ: Đảo Chi Tất Thông (phía bên phải), Lâm Tuyền Dục Tú (chính giữa) và Cầu Chi Tất Ứng (phía bên trái). Đền Bà Chúa Thượng Ngàn mang nét đẹp uy nghi, tráng lệ và trở thành điểm nhấn tâm linh trong chuyến du lịch Đà Nẵng.
Chính điện gồm có 3 gian, thờ 3 chư vị Thánh Mẫu (Ảnh: Sưu tầm)
3. Kinh nghiệm tham quan đền Bà Chúa Thượng Ngàn
3.1. Các lưu ý khi đến đền Bà Chúa Thượng Ngàn
Khi đến thăm đền Bà Chúa Thượng Ngàn hay bất kỳ ngồi đền, ngôi chùa nào khác, du khách cần lưu ý lời ăn tiếng nói cũng như cách ăn mặc để giữ gìn nét tôn nghiêm nơi chốn linh thiêng”.
- Khi tới tham quan đền chùa, bạn nên lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo. Tránh mặc những trang phục hở hang, phản cảm hoặc lòe loẹt, sặc sỡ.
- Không nên đi vào bằng cửa chính mà nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Đồng thời, không được dẫm chân lên bậc cửa, luôn đi nhẹ, nói khẽ và tránh làm ồn khu vực trong đền.
- Nếu dự định dâng lễ, hãy tham khảo trước văn khấn đền Bà Chúa Thượng Ngàn và chuẩn bị cả lễ chay (dâng ban Phật) và lễ mặn.
Đền chùa là nơi thanh tịnh, nên tránh nói chuyện ồn ào (Ảnh: Sưu tầm)
Nguồn: Sưu tầm internet.