VIETNAM DESTINATIONS > Destination > Chùa Chuông Hưng Yên

Du lịch Chùa Chuông Hưng Yên

Chùa Chuông Hưng Yên là một công trình kiến trúc đặc sắc thuộc Quần thể di tích Phố Hiến. Ngôi chùa nổi tiếng với hệ thống kiến trúc độc đáo, các pho tượng cổ và được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh lam”. Nếu có cơ hội được đến Hưng Yên thì bạn đừng bỏ lỡ địa danh tuyệt vời này nhé. 

 

Giới thiệu chùa Chuông Hưng Yên 

Chẳng cần phải đến thành phố Huế mộng mơ để được chiêm ngưỡng  nguy nga. Ngay tại vùng đất Hưng Yên bình yên cũng có một công trình cổ kính được ví như một phiên bản của Kinh thành Huế thu nhỏ. Đó chính là chùa Chuông Hưng Yên, nhiều người còn gọi là “Phố Hiến đệ nhất danh thắng”. 

 

 Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc BộChùa Chuông Hưng Yên 

 

Chùa Chuông còn được gọi với một tên gọi khác là Kim Chung Tự. Nằm ngay tại thôn Nhân Dục, thuộc quần thể di tích Phố Hiến. Theo thời gian, ngôi chùa ngày càng trở nên cố kính và thu hút đông đảo nhiều du khách ghé thăm. 

 

 Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc BộNgôi chùa đang là điểm du lịch hấp dẫn tại vùng đất nhãn (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)

 

Trong chùa hiện đang cất giữ nhiều di cổ giá tri như: câu đối, hoành phi, bia đá, đồ thờ, trong đó bia “Kim Chung tự thạch bi ký” dựng năm 1711 mô tả vị trí cảnh quan trong chùa và người có công tu tạo. Qua di vật này, các nhà nghiên cứu đã đoán được có một con đường thiên lý thông thương giữa Thăng Long và  nằm ngay ở cửa chùa. Ngoài ra còn ghi nhận thời điểm đó phố Hiến gồm tất cả là 12 phường. 

 

 Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc BộChùa Chuông gây ấn tượng với nét đẹp cổ kính 

 

Với những giá trị kiến trúc, lịch sự độc đáo chùa Chuông Hưng Yên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Ngôi chùa cũng là một trong 16 di tích tiêu biểu nhất trong Quần thể di tích “Quốc gia đặc biệt khu di tích Phố Hiến”. 

 

 Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc Bộ(Ảnh: thao_hoang_)

 

Đường đi tới chùa Chuông như thế nào? 

Để đi tới chùa Chuông Hưng Yên bạn có thể chọn xe khách, xe bus hoặc xe máy. Nếu đi xe khách, bạn bắt xe từ Hà Nội đi Hưng Yên của nhà xe Hoàng Vinh. Xe có các bến đỗ ở bến xe Gia Lâm, Giáp Bát và hoạt động từ 5h sáng đến 22h đếm. Nếu đi bằng xe bus thì bắt xe 205, 208 hoặc 40. Nếu bạn đi bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân từ hãy đi theo lộ trình sau. Xuất phát từ trung tâm Hà Nội đi đến cầu Long Biên hoặc Chương Dương về Quốc lộ 5. Khi tới ngã 3 sẽ có một biển chỉ dẫn đến Hưng Yên. Bạn đi thẳng theo hướng phố Nối đến điểm giao với Quốc lộ 39A thì rẽ trái. Men theo Quốc lộ 39A khoảng 30km thì sẽ tới Hưng Yên. 

 

Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc BộTuyến bus 205 đi từ Hà Nội đến Hưng Yên 

 

Lịch sử của chùa Chuông Hưng Yên 

Theo Huyền sử chùa Chuông kể lại rằng: Trước đây trong một trận đại hồng thủy, trên chiếc bè có một quả chuông màu vàng đã được nước đẩy vào đây. Lúc ấy không một ai nhấc chuông lên được, chỉ khi có vị sư trụ trì ở trong chùa 10 năm chọn ra 10 nam trung, nữ trinh thì mới có thể dịch chuyển được quả chuông lên. Sau đó dân làng đã xây tháp rồi treo chuông ở trong chùa. 

 

Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc BộChùa Chuông Hưng Yên có lịch sử gắn liền với quá khứ của dân tộc (Ảnh: Nguyễn Phương Anh)

 

Khi Việt Nam gặp nạn bị ngoại xâm xâm lược phương Bắc, quả chuông quý ấy đã được cất giấu ở một cái giếng nhỏ. Đến bây giờ vị trí chuẩn xác được giấu chuông vẫn là một bí ẩn. Tên gọi chùa Chuông hay Kim chung tự cũng được bắt nguồn từ ấy. 

 

Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc BộĐến nay vị trí cất giấu chuông vẫn là một huyền tích

 

Theo cuốn Đồng khánh dư địa chí thì chùa Chuông Hưng Yên được xây vào thời Hậu Lê (khoảng thế kỷ XV). Tuy nhiên thời gian chính xác vẫn chưa được thống nhất. Có một số nhà nghiên cứu cho rằng, chùa Chuông được phát tích từ thời Lê nhưng có một số nghiên cứu lại khẳng định ngôi chùa được xây từ thế kỷ III SCN. Tấm bia đá ở trong chùa vẫn được giữ nguyên vẹn từ Thế kỷ XVII, trên bia ghi lại quá trình trùng tu nhưng không ghi rõ thời gian xây dựng. 

 

Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc BộThời gian chính xác xây dựng ngôi chùa vẫn chưa được thống nhất (Ảnh: Nguyễn Phương Anh) 
 
 
Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc BộBức tranh về địa phủ ở trong chùa

Nét đẹp kiến trúc của chùa chuông Hưng Yên 

Chùa Chuông Hưng Yên là một quần thể kiến trúc có bố cục hài hòa “Nội công ngoại quốc” liên hoàn. Chùa được thiết kế cân xứng trên một trục bắt đầu từ cổng Tam quan đến nhà Tổ bao gồm các kiến trúc: Tam quan, Tiền đường, nhà Tổ, lầu chuông, Thượng điện và 2 dãy hành làng,… Mặt tiền của chùa quay về hướng Nam. 

 

Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc Bộ Chùa Chuông được thiết kế hài hòa, cân xứng

 

Đi qua cổng Tam Quan là bạn sẽ đến được ao “mắt rồng”, tại hồ được trồng nhiều hoa sen và đặc biệt có cây cầu đá được xây từ năm 1702. Qua Tam Quan và ao “mắt rồng” bạn cảm giác như mình trở nên thật thanh tịnh, gạt bỏ hết mọi bụi trần để hướng về cái thiện. Tiếp đến bạn sẽ bắt gặp một con đường nhất chính đạo. Đây là con đường duy nhất đưa chúng sinh thoát khỏi những lầm than, bể khổ. Nối ở giữa Nhà Tiền đường và Thượng điện sẽ có một khoảng sân. Ở giữa có những cây hương đá được làm từ năm 1702. Bốn mặt cây hướng ghi lại công đức của nhân dân có công tu sửa chùa. 

 

Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc Bộ Hoa súng giữa ao mắt rồng
 
 
Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc Bộ Con đường chính đạo
 
 
Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc Bộ Tiền đường tại chùa Chuông

 

Bên trong chùa Chuông Hưng Yên có hệ thống tượng Phật đa dạng có thể kể như: Di Đà tam tôn, Tam thế, tượng Cửu Long,… Trong số đó nổi bật nhất là 8 tượng Kim Cương, 4 tượng Bồ Tát, 18 vị La Hán. Các tượng này đều được chế tác rất công phu, tỉ mỉ với các tư thế, hình dáng và biểu cảm tâm trạng khác nhau. Chùa còn có phù điêu Thập điện Diêm Dương mô tả lại cảnh Diêm Vương trừng trị kẻ gian ác. Hai động Phật đất ghi lại quá trình tu hành đắc đạo của Phật. 

 

Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc Bộ Bức tranh địa phủ ấn tượng trong chùa 
 
 
Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc Bộ Tượng 18 vị La Hán 
 
 
Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc Bộ Đây là những di vật cổ giá trị tại chùa Chuông 

 

Đến chùa Chuông bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng nét cổ kính là những hoa văn, kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê còn được giữ nguyên vẹn trên mái Tam Quan hay cánh cổng. Cửa chùa có kiến trúc chồng diêm 3 tầng 12 mái thể hiện được sự hài hòa nhưng cũng rất uy nghi. Ở các ô lồng đền có lắp nổi hình tứ linh và hình nghê đá đứng chầu, mái đao cong thể hiện được sự linh thiêng nơi chốn cửa Phật. 

 

Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc Bộ Kiến trúc thời Hậu Lê được hiện diện rõ nét tại chùa Chuông
 
 
Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc Bộ Hoa văn nơi cánh cổng 

 

Đại lễ Phật Đản tại chùa Chuông

Hàng năm, vào các ngày rằm, mồng 1 âm lịch hoặc dịp Đại lễ Phật Đản, chùa Chuông là điểm đến của rất đông nhân dân địa phương và du khách phương xa quy tụ về chiêm bái. Tới lễ Phật, vãn cảnh chùa bình yên, thanh tịnh, trong lòng du khách như được gột bỏ hết những bộn bề, lo toan. Tại đây bạn sẽ tìm được cho mình sự bình an trong tâm khảm. 

 

Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc Bộ Đại lễ Phật Đảng tại chùa Chuông

 

Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, phố Hiến tuy đã không còn là một thương cảng tấp nập người mua kẻ bán nhưng chùa Chuông Hưng Yên vẫn luôn hiên ngang đứng giữa những bóng cây cổ thụ. Chính nét cổ kính thanh bình ấy đã đủ để níu lòng biết bao người lữ khách phương xa. 

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm internet.