Đền Nghè Hải Phòng là địa điểm du lịch tâm linh cực kỳ hấp dẫn. Đền Nghè nằm ở đâu, thờ ai? Cùng bỏ túi tất tần tật kinh nghiệm khám phá đền Nghè ngay nhé!
Đền Nghè Hải Phòng là điểm đến không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch Hải Phòng. Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố hoa phượng đỏ và là di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Ghé thăm đền Nghè, bạn sẽ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc mang đậm phong cách của triều đại nhà Nguyễn ở đầu thế kỷ XX.
1. Địa chỉ đền Nghè Hải Phòng ở đâu?
Cùng với chùa Cao Linh và chùa Phổ Chiếu Hải Phòng, đền Nghè là một trong những di tích lịch sử Hải Phòng vô cùng nổi tiếng ở xứ cảng. Đền Nghè còn được biết đến với tên gọi đền Ngàn hay “An Biên cổ miếu”. Vị trí đền Nghè nằm ở trong tiểu khu Mê Linh và giáp với hai mặt phố (phố Lê Chân, phố Mê Linh).
- Địa chỉ: số 53 đường Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng
Đền Nghè Hải Phòng là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng (Ảnh: Sưu tầm)
2. Đền Nghè Hải Phòng thờ ai?
Đền Nghè ở Hải Phòng là nơi thờ nữ tướng Lê Chân. Quê hương của bà là ở làng An Biên (nay thuộc Đông Triều, Quảng Ninh). Bà đã đến vùng đất ở ngã ba sông Tam Bạc hòa vào dòng sông Cấm để lập ra một ngôi làng và phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, đánh bắt hải sản. Nữ tướng đã đặt tên vùng đất này là An Biên (nay là quận Lê Chân) để nhớ về cội nguồn của mình.
Lê Chân là nữ tướng tài ba, xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược của Hai Bà Trưng. Bà đã chiến đấu anh dung, lập ra nhiều chiến công vang dội và được chính Trưng Vương phong thành “Chương quản binh quyền nội bộ”, trấn giữ miền Hải Tần (hiện nay là Hải Phòng).
Đền Nghè Hải Phòng thờ nữ tướng Lê Chân (Ảnh: Sưu tầm)
3. Lịch sử đền Nghè Hải Phòng
Lịch sử hình thành của đền Nghè Hải Phòng bắt nguồn từ sự tưởng nhớ công ơn khai khẩn và chiến công của nữ tướng Lê Chân. Dân làng Lê Chân đã lập ra một ngôi miếu nhỏ lợp tranh để thờ bà nằm ở vùng đất giáp với sông Cấm và sông Tam Bạc. Sau này, ngôi miếu được xây dựng lại, ốp gạch và lợp ngói.
Đến cuối thế kỷ XIX, vùng đất làng An Biên thuộc về thực dân Pháp (theo hiệp ước năm Giáp Tuất 1874) nên dân làng An Biên đã di dời đền Nghè lên phía Nam đến vị trí hiện nay. Theo các bài thuyết minh về đền Nghè Hải Phòng, đến năm 1919, ngôi đền được xây dựng với quy mô rộng lớn và bề thế hơn.
Năm 1975, Nhà nước đã xếp hạng đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đến năm 2008, Hải Phòng đã cho tu bổ lại để ngôi đền khang trang hơn.
Hiện nay, đền Nghè Hải Phòng đã được tu sửa khá khang trang (Ảnh: Sưu tầm)
4. Hướng dẫn đường đi đền Nghè Hải Phòng
Theo kinh nghiệm du lịch Hải Phòng, nếu xuất phát từ trung tâm thành phố, để đến đền Nghè Lê Chân, bạn sẽ mất khoảng hơn 30 phút di chuyển. Quãng đường này dài hơn 15km. Tham khảo cung đường nhanh nhất:
- Từ trung tâm Hải Phòng, đi về hướng Bắc 650m
- Rẽ phải, đi thẳng 1.8km
- Rẽ trái vào đường Cổng Rồng, đi thẳng 750m
- Rẽ phải vào đường Lương Khánh Thiện
- Rẽ phải vào đường Hoàng Thiết Tâm, đi thẳng đến đường Hoàng Quốc Việt
- Rẽ phải, đi dọc theo đường tỉnh 360 3.1km
- Tại vòng xuyến, rẽ trái vào lối ra thứ 4 để vào đường Trường Chinh. Tiếp tục đi thẳng qua cầu Niệm.
- Đi thẳng vào đường Trần Nguyên Hãn thêm 1.8km rồi rẽ phải vào phố Trần Đức Cảnh
- Đi thẳng 1km và rẽ phải vào đường Mê Linh, tiếp tục rẽ phải vào Lê Chân và đi thêm 28m là bạn tới đền Nghè ở Hải Phòng
Đường đến đền Nghè Lê Chân Hải Phòng
5. Tham quan kiến trúc độc đáo tại đền Nghè Hải Phòng
Du lịch Hải Phòng 2 ngày 1 đêm, bạn nên đến tham quan ngay kiến trúc của đền Nghè! Đền Nghè Hải Phòng được xây dựng theo phong cách của triều đại nhà Nguyễn thế kỷ XX.
5.1. Cấu trúc đền Nghè
Đền Nghè gồm có tam quan, thiêu hương, tòa bái đường, giải vũ, hậu cung, nhà bia, nơi đặt tượng ngựa đá, voi đá. Sau này, người dân xây dựng thêm tòa tứ phủ.
Trong tòa bái đường có 5 gian nhà được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim và kê trên 16 viên đá tảng được đục đẽo vô cùng tỉ mỉ, công phu. Chính giữa của nóc nhà bái đường là những hàng chữ “An Biên cổ miếu” bằng tiếng Hán được đắp nổi rất lớn.
Hậu cung đền Nghè gồm có 3 gian nhà được xây dựng cao hơn khu nhà bái đường. Thiết kế ở hậu cung là kiểu 2 tầng mái để tạo ra sự uy nghi, bề thế cho khu nhà.
Kiến trúc đền Nghè thu hút nhiều du khách đến tham quan và chiêm bái (Ảnh: Sưu tầm)
5.2. Nghệ thuật chạm khắc trên đá và gỗ – nét đặc sắc của đền Nghè
Các đề tài đa dạng từ long, ly, quy, phượng đến tùng, cúc, trúc, mai được chạm nổi, chạm chìm và chạm bong hình đan xen nhau đến mức tinh xảo. Những nóc mái, đầu đao của đền còn được đắp nổi hình rồng bay, phượng múa, cảnh Hai Bà Trưng chỉ huy quân, cảnh núi non Yên Tử…
Đền Nghè đến nay vẫn lưu giữ được nhiều bức điêu khắc trên đá có giá trị như tấm bia đá lớn ghi tiểu sử nữ tướng Lê Chân được tạc từ thời nhà Nguyễn. Tại tòa bái đường có khánh đá chạm nổi mềm mại về vũ hội long vân. Tại tòa thiêu hương có sập đá chạm nổi công phu về hình chim. thú, hoa lá từ khối đá liền.
Nghệ thuật chạm khắc đặc biệt trên chiếc kiệu dùng để rước tại đền Nghè (Ảnh: Sưu tầm)
6. Lễ hội đền Nghè Hải Phòng
Hải Phòng có gì chơi? Khám phá ngay lễ hội đền Nghè Hải Phòng! Vào ngày 08/02, 18/08 và 25/12 âm lịch hàng năm, người dân tổ chức lễ hội đền Nghè để dâng lễ và cúng tế nữ tướng Lê Chân.
Phần lễ là văn tế để nhớ tới công đức của nữ tướng và cầu bình an, mưa thuận gió hòa, làm ăn khấm khá. Phần hội là những hoạt động vui chơi truyền thống mang tính tập thể như bắt vịt, vật võ, kéo co, đua thuyền…
Lễ hội đền Nghè được tổ chức đều đặn hàng năm (Ảnh: Sưu tầm)
Nếu bạn muốn tham quan đền ở Hải Phòng, ngoài đền Nghè Lê Chân, bạn có thể ghé thăm đền Nghè Đồ Sơn. Hải Phòng còn rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như: bến tàu không số Hải Phòng, nhà hát lớn Hải Phòng, đảo Bạch Long Vĩ, Hòn Dấu Hải Phòng, Cát Bà…
Khu du lịch đảo Hòn Dấu vô cùng xinh đẹp (Ảnh: Sưu tầm)
Nguồn: Sưu tầm internet.