VIETNAM DESTINATIONS > Destination > Thành cổ Luy Lâu

Du lịch Thành cổ Luy Lâu

Xã Trí Quả, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam

kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh, thành Cổ Luy Lâu còn có tên gọi khác là Siêu Loại, Lũng Khê, thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi thành gắn liền với thời kỳ giặc phương Bắc xâm lược nước ta từ Tây Hán…nhà Đường. Chúng xây dựng Luy Lâu thành một trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, tôn giáo…nhằm xâm lược thôn tính lâu dài, áp bức bóc lột đồng hoá nhân dân ta, dân tộc ta.

Cổng vào khu di tích thành cổ Luy Lâu
Cổng vào khu di tích thành cổ Luy Lâu

Song chính nơi đây đã ghi dấu những chiến công chói ngời của nhân dân ta chống giặc phương Bắc từnhững năm đầu công nguyên (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã phá tan ách thống trị của quân Nam Hán).
Thành Luy Lâu có cấu trúc dạng hình học chữ nhật quy mô lớn với luỹ, hào, cửa, vọng gác…với diện tích khoảng (3000mx 200m) nằm hơi chếch theo hướng Tây Nam. Phía đông thành nằm trọn trong thôn Lũng Khê. Phía Tây và một phần phía Bắc thành giáp xã Trí Quả, Phía Nam giáp xã Thanh Khương, phía Tây và Nam thành có con sông Dâu lại là một ngoại hào tự nhiên bao bọc toà Thành, đồng thời là đường giao thông thuỷ rất quan trọng. Trước đây, 4 góc thành có 4 trạm gác gọi là ‘ Tứ trấn”, ở đoạn giữa phần quay ra sông Dâu có một ngôi nàh nhỏ gọi là Vọng Giang Lâu với lối kiến trúc thời Lê Mạt.

Cầu đá vào đền thờ Sĩ Nhiếp
Cầu đá vào đền thờ Sĩ Nhiếp

Để tìm hiểu các đoạn tường thành được đắp qua các thời đại, các nhà khảo cổ học đã cắt một đoạn thành còn tương đối nguyên vẹn ở giữa góc Tây Nam dài hơn 13m, rộng 2m, sâu 6m. đã cho thấy: từ mặt xuống sâu 1,5m chỉ gặp đồ gốm sứ có niên đại Lý – Trần, ở độ sâu 1,5 xuống 4,5m thấy nhiều di vật kiến trúc như đầu ngói ống có trang trí hoa văn, gạch xây dựng có trang trí văn chám đơn, chám lồng có niên đại từ thời Lục Triều – Tuỳ Đường. Đến lớp cuối cùng tìm thấy nhiều mảnh nồi, vò bát, xương động vật và than tro, những di vật mang đặc trưng sản phẩm của thời Đông Hán muộn, thời kỳ mà Sỹ Nhiếp có mặt tại đây.
Tại các hố khai quật, các nhà khảo cổ học đã thu được số lượng lớn hiện vật là vật liệu kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt có niên đại từ thế kỷ 1 trước công nguyên đến thế kỷ 14 sau công nguyên. Những vật gia dụng (đồ gốm, dấu tích của bếp) và vật liệu xây dựng (gạch, ngói, đầu ngói ống…) chứng minh quá trình cư trú liên tục, lâu dài của cư dân tại khu vực này và khẳng định đây là một trung tâm định cư có quy mô lớn.
Mặc dù thành Luy Lâu có từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, đã qua nhiều thăng trầm, chịu sự tàn phá của thiên nhiên, con người, nhưng vẫn còn lưu giữ được nhiều dấu tích cổ.
Ông Nguyễn Duy Nhất, Giám đốc Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh cho biết: Thành Luy Lâu hiện còn giữ nguyên được một nửa thành cũ với diện tích 132.258m2 ở phía Tây Nam. Phía Đông đã trở thành đất thổ cư của làng Lũng Khê. Bên trong thành có chùa Phi Tướng, chùa Bình. Chùa thờ tượng Sỹ Nhiếp có từ thời Lê Nguyễn.
Bờ thành bằng đất còn cao khoảng 1-2m, mặt thành rộng 1,5m. Trong khu vực thành còn đền, mộ, chùa, tứ trấn (4 gò đất nhô cao lên so với mặt thành). Đặc biệt, di tích cổ vẫn còn tồn tại từ thế kỷ thứ 2 chính là chiếc cầu đá, lối đi vào đền thờ Sỹ Nhiếp. Đây là điểm du lịch Bắc Ninh được nhiều du khách về tham quan và dâng hương.

Đền thờ Sĩ Nhiếp tại di tích thành cổ Luy Lâu
Đền thờ Sĩ Nhiếp tại di tích thành cổ Luy Lâu

Đặc biệt nhất nằm trong khu vực thành cổ Luy Lâu (xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), hiện nay cầu đá của đền Lũng Khê là một trong những cây cầu đá cổ đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn được lưu giữ đến nay. Cầu bắc qua một ao nước phía trước đền và là lối để đi vào khu vực đền chính, được khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-18), trùng tu vào năm 1843, thời của Thiệu Trị của nhà Nguyễn. Cầu làm bằng đá xanh nguyên khối gồm 7 nhịp với chiều dài 10m38, chiều rộng mặt cầu 1m67, chiều dài trung bình mỗi nhịp là 1m40. Mặt cầu được lát bằng 20 tấm đá, mỗi nhịp có ba tấm lát mặt, tấm giữa phẳng, hai tấm bên cạnh tạo gờ nổi hai bên rìa tạo dáng thành cầu. Cầu có 8 chiếc dầm kích thước dài trung bình 2m25, mỗi dầm được đỡ bằng ba trụ, tất cả là 24 trụ. Hai bên đầu dầm cầu trang trí hình vân mây xoắn. Phía bên trên hai đầu dầm cầu trang trí các con vật, hoa lá cách điệu như con dơi, hổ phù, cá chép, lá sen, lá đề, hoa chanh cách điệu…

Một di vật khai quật được ở thành cổ Luy Lâu
Một di vật khai quật được ở thành cổ Luy Lâu

Hiện nay, con sông cổ đang ngày bị thu hẹp lại do sinh hoạt của người dân. Tường thành thì luôn đứng trước nguy cơ bị con người xâm lấn, tàn phá… Thành Luy Lâu cần được đầu tư, phục dựng sớm để lưu giữ giá trị lịch sử còn lại với thời gian, để thế hệ sau này hiểu về một thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước.
Với những giá trị lịch sử to lớn đó, thành Luy Lâu đã sớm được nhà nước đầu tư, nghiên cứu, bảo vệ và xếp hạng từ ngày 13/1/1964 theo quyết định số 29/VHQĐ công nhận di tích lHiện nay, con sông cổ đang ngày bị thu hẹp lại do sinh hoạt của người dân. Tường thành thì luôn đứng trước nguy cơ bị con người xâm lấn, tàn phá… Thành Luy Lâu cần được đầu tư, phục dựng sớm để lưu giữ giá trị lịch sử còn lại với thời gian, để thế hệ sau này hiểu về một thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước.ịch sử cấp quốc gia.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm internet.