Thánh địa Mỹ Sơn là di sản lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam với quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chăm Pa vô cùng độc đáo. Khu di tích được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1995.
Thánh địa Mỹ Sơn nằm ẩn mình sâu trong thung lũng với núi non trùng điệp bao quanh. Xa xưa, nơi đây từng là địa điểm dùng để cúng tế cũng như đặt các lăng mộ của các các vị vua Chăm Pa xưa.
1. Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu? Giá vé thánh địa Mỹ Sơn
- Địa chỉ: Duy Phú, Duy Xuyên, Quảng Nam.
- Giá vé thánh địa Mỹ Sơn: Người ngoại quốc: 150.000 VNĐ; Người Việt Nam: 100.000 VNĐ.
- Thời gian mở cửa: 6h30 – 17h30 từ thứ 2 – chủ nhật.
Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu? . Khu vực này có đường kính rộng khoảng 2km với hơn 70 ngôi đền tháp khác nhau mang nhiều nét kiến trúc lịch sử tiêu biểu cho từng giai đoạn phát triển của Chăm Pa cổ.
Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại từ khoảng thế kỷ IV dưới thời đại vua Phạm Hồ Đạt, là nơi dùng để thờ cúng thần Linga và Shiva. Sau hai thế kỷ tiếp theo, ngôi đền bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn lớn. Và tới thế kỷ VII, vua Phạm Phạn Chi đã cho xây lại các ngôi đền – di tích còn tồn tại đến ngày nay.
Thánh địa Mỹ Sơn là địa điểm check in cực hot của giới trẻ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
2. Thánh địa Mỹ Sơn có gì thu hút du khách thập phương?
Kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn với thiết kế độc đáo, tinh xảo, mang đậm dấu ấn được chia làm 6 loại đặc trưng: phong cách cổ, Hòa Lai, Mỹ Sơn, Ponagar, Đồng Dương và phong cách của người dân Bình Định. Khi đi du lịch thánh địa Mỹ Sơn, du khách sẽ thấy đặc điểm của dạng kiến trúc này đó là các tượng khắc bằng đá, tượng thần Siva, tượng khắc các vũ nữ đang múa theo phong cách Chăm Pa.
Trải qua thời gian, khu di tích cũng bị tàn phá một phần bởi các cuộc rải bom của quân đội Mỹ trút xuống Việt Nam. Tuy vậy, nơi đây vẫn còn rất nhiều tòa tháp nguyên vẹn cùng lối kiến trúc độc đáo hấp dẫn du khách.
Toàn cảnh thánh địa Mỹ Sơn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
2.1. Khám phá toàn cảnh thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn với hơn 70 ngôi đền được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ mang nhiều dòng chữ quan trọng bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm. Di tích này đã bị quên lãng cho đến năm 1898, một người Pháp cùng đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra khu di tích nằm ẩn mình trong rừng, giữa lòng thung lũng xung quanh được 2 ngọn núi hùng vĩ che chở.
Ngoài ra, ấn tượng đặc biệt khác khiến thánh địa Mỹ Sơn nổi tiếng đó chính là phần gạch dùng để xây nên các tòa tháp cổ. Những viên gạch được nung và cắt khối, sau đó xếp chồng lên nhau một cách khéo léo mà không hề sử dụng bất kỳ các loại chất kết dính nào. Trải qua nhiều thế kỷ, công trình thánh địa Mỹ Sơn không bị phong hóa mà chỉ bị nứt một phần rất nhỏ.
Rất nhiều tòa tháp tại thánh địa Mỹ Sơn vẫn còn giữ được nguyên vẹn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
2.2. Trải nghiệm con đường cổ rộng tới 8m độc đáo
Đây là con đường cổ dẫn tới di sản thánh địa Mỹ Sơn được phát hiện bởi một chuyên gia người Ấn Độ trong quá trình tham gia trùng tu và phục chế lại các ngọn tháp trung tâm nằm trong lõi khu du sản. Con đường cổ có chiều rộng tới 8m, với 2 bờ tường song song nhau, độ sâu 1m bị chôn vùi trong lòng đất.
Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, đây là con đường dẫn thẳng tới vùng trung tâm di sản, nơi có tòa tháp cổng lớn dùng để cúng tế mà chỉ có vua chúa và các thành viên hoàng tộc, các chức sắc cao quý của Chăm Pa cổ mới được phép đi vào. Hệ thống tường bao 2 bên con đường được chạm khắc tinh tế và khéo léo. Sự phát hiện quan trọng này đã góp phần tăng thêm các giá trị lịch sử lâu đời mà di sản thánh địa Mỹ Sơn đem lại.
Rất nhiều khách quốc tế tới tham quan Di sản Văn hóa thế giới thánh địa Mỹ Sơn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
2.3. Thưởng thức điệu múa Apsara đầy mê hoặc
Thánh địa Mỹ Sơn có gì hay? Nơi đây có điệu múa Apsara được lấy cảm hứng từ các tượng đá sa thạch được điêu khắc Apsara. Đây được xem là điệu múa mượt mà, uyển chuyển với tựa đề “Linh hồn của đá” nhằm tôn vinh lên những đường cong uyển chuyển của phái đẹp.
Điệu múa này hiện được dùng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật quan trọng của tỉnh Quảng Nam cũng như phục vụ cho các đoàn khách du lịch tới tham quan thánh địa Mỹ Sơn. Bạn sẽ như lạc vào vùng đất Chăm Pa cổ xưa với hình ảnh các cô gái với ngón tay búp măng thuôn dài, khuôn ngực căng tròn cùng đường cong quyến rũ trong các trang phục lấp lánh, rực rỡ hòa quyện cùng tiếng trống Paranưng và tiếng khèn Saranai càng khiến du khách muôn phần say đắm.
Điệu múa Apsara truyền thống hấp dẫn khách du lịch (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
2.4. Hòa mình vào lễ hội Katê truyền thống của người Chăm
Lễ hội Katê là một trong những lễ hội quan trọng của người Chăm thường được diễn ra vào tháng 7 hàng năm theo lịch Chăm. Nếu lịch trình du lịch của bạn gặp đúng dịp lễ hội Katê, không chỉ được tham quan di sản độc đáo, bạn còn được hòa mình cùng các nghi lễ cúng cầu an, kiệu rước lễ phục và Katê, rước nước… Tại lễ hội sẽ có rất nhiều màn biểu diễn văn nghệ đặc sắc kết hợp cùng đạo cụ truyền thống và các điệu múa uyển chuyển của các nghệ sĩ khiến bạn khó có thể rời mắt được.
Lễ hội Katê truyền thống của người Chăm (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
2.5. Chiêu đãi vị giác với những món ăn đặc sản thánh địa Mỹ Sơn
2.5.1. Món bê thui Cầu Mống
Món bê thui Cầu Mống là một trong những món ăn ngon nổi tiếng nhất định bạn phải thử khi ghé thăm thánh địa Mỹ Sơn. Nguyên liệu thịt bê được tuyển chọn từ những con bê non ăn cỏ, có trọng lượng khoảng 30kg đổ xuống, được thui trên bếp than để giữ độ ngọt của thịt và độ dai giòn của da. Sau đó sẽ được đem đi thái lát mỏng, ăn kèm với nước chấm và các loại rau sống.
Nước chấm món bê thui Cầu Mống này cũng là một trong những yếu tố làm nên độ ngon của món ăn. Thành phần của nước chấm gồm có chanh, mè rang, tỏi, ớt hòa quyện với nước mắm hảo hạng, tạo nên hương vị món ăn ngon khó cưỡng.
- Địa chỉ ăn món bê thui Cầu Mống ngon: Bê thui Phước Quân: đường Thanh Hóa, thành phố Tam Kỳ
Món bê thui Cầu Mống – Đặc sản Quảng Nam (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
2.5.2. Món mì Phú Chiêm
Ai từng được thưởng thức hương vị của món mì Phú Chiêm sẽ khó mà quên được hương vị của nó. Mì Phú Chiêm với sợi mì dẻo dai màu trắng của giống gạo ngon nhất được trồng ở đôi bờ sông Thu Bồn, kết hợp với thịt ba chỉ và tôm nõn tạo nên hương vị hấp dẫn khó cưỡng. Món ăn thường được ăn kèm cùng các loại rau sống như giá đỗ, rau muống chẻ, rau thơm… cùng một chút vị cay của ớt sừng khiến món ăn tăng thêm phần hấp dẫn.
- Địa chỉ thưởng thức món mì Phú Chiêm ngon: Quán Ông Hai – 6A Trương Minh Lượng, Tp. Hội An, Quảng Nam
Mì Phú Chiêm ngon nức tiếng nhất định phải thử khi tới Quảng Nam (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
2.5.3. Bánh đập
Đây là một loại bánh tương tự với bánh tráng. Bánh đập có 2 loại đó là bánh đập khô được nướng lên cho thơm giòn và bánh đập ướt. Khi ăn sẽ được chấm cùng nước mắm nguyên chất kèm ớt tươi.
Địa chỉ thưởng thức món bánh đập ngon:
- 679 Hai Bà Trưng, Tp. Hội An, Quảng Nam
- Xã Cẩm Nam, Tp. Hội An, Quảng Nam
Bánh đập – món ăn gây thương nhớ của người miền Trung (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
2.5.4. Bánh bèo
Khác với các món bánh bèo ở miền Tây hay ở Huế, bánh bèo ở khu du lịch thánh địa Mỹ Sơn mang nét đặc trưng và chân chất như chính người dân Quảng Nam nơi đây. Bánh bèo được làm từ bột trộn nhân thịt, nấm, mộc nhĩ hoặc tôm, ăn kèm nước chấm cùng các loại rau sống, hương vị rất thơm ngon.
- Địa chỉ thưởng thức món bánh bèo ngon: số 2 Hoàng Văn Thụ, thành phố Hội An, Quảng Nam.
Bánh bèo Quảng Nam với hương vị đặc trưng, ngon khó cưỡng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
2.5.5. Bánh tổ
Bánh tổ là một món bánh đặc sản chỉ được ăn vào dịp Tết của người dân Quảng Nam. Nguyên liệu chính làm nên loại bánh này đó chính là đường bát và gạo nếp thượng hạng. Bánh có độ dẻo thơm từ gạo nếp và vị ngọt đặc trưng của đường bát. Bạn có thể ăn trực tiếp, chiên hoặc hấp bánh trước khi thưởng thức.
- Địa chỉ thưởng thức món bánh tổ ngon: số 12 Hoàng Hoa Thám, thành phố Đà Nẵng.
Bánh tổ là món bánh truyền thống dịp Tết của người dân Quảng Nam (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
2.5.6. Bánh xèo
Là một món bánh ngon nổi tiếng của người dân miền Trung, đến với Quảng Nam hay thánh địa Mỹ Sơn Đà Nẵng, bạn cũng đừng quên thưởng thức món bánh xèo thơm ngon này nhé. Được làm từ bột gạo trộn lẫn với bột nghệ, bánh xèo được tráng mỏng để vỏ đạt độ giòn tan khi ăn. Bên trong sẽ được rắc thêm các loại nhân tôm, thịt, giá đỗ tạo nên vị béo ngọt không hề ngán khi thưởng thức. Bánh thường được chấm cùng nước chấm chua ngọt và ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, mùi thơm…
- Địa chỉ thưởng thức món bánh xèo ngon: Quán dì Nhi – chân cầu Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam.
Bánh xèo – món bánh ngon nức tiếng của người dân miền Trung (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
3. Kinh nghiệm đi khu di tích thánh địa Mỹ Sơn cần lưu ý những gì?
3.1. Cách di chuyển đến thánh địa Mỹ Sơn
3.1.1. Đường đi từ Đà Nẵng đến thánh địa Mỹ Sơn
Để tới được thánh địa Mỹ Sơn, với cung đường không quá dài thì có rất nhiều cách để di chuyển, thông dụng nhất hiện nay vẫn là xe bus, ô tô và xe máy.
Xe bus từ Đà Nẵng đi Mỹ Sơn: Tuyến 06 từ Đà Nẵng – Mỹ Sơn, xuất phát từ bến xe trung tâm thành phố Đà Nẵng tới Mỹ Sơn với khoảng cách 60km.
- Thời gian hoạt động: 5h30 sáng đến 17h chiều hàng ngày với lịch trình 30 phút/chuyến.
- Giá vé: Tùy thuộc theo tuyến đi của du khách mà giá dao động từ 8.000 – 30.000 đồng/lượt
Phương tiện cá nhân: Với ô tô hoặc xe máy, bạn có thể đi theo quốc lộ 1 tới thị trấn Nam Phước khoảng 39km, sau đó đi về hướng Tây trên đường 537 khoảng 9km nữa sẽ tới Trà Kiệu. Từ Trà Kiệu bạn di chuyển thêm khoảng 12 km nữa tới ngã 3 thì rẽ tay trái, cứ theo bảng chỉ dẫn đi thêm 9km là sẽ tới được Mỹ Sơn. Để tới được khu di sản thánh địa Mỹ Sơn, cần di chuyển thêm 5 phút đường núi, tiếp theo đi bộ men theo con đường đá thì sẽ tới nơi.
Phượt bằng xe máy là phương tiện được các bạn trẻ ưa chuộng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
3.1.2. Đường đi từ Hội An đến thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn cách Hội An bao xa? Khoảng cách từ Hội An tới thánh địa Mỹ Sơn khoảng 50km. Bạn có thể di chuyển từ đường Hùng Vương đi thẳng trên quốc lộ 1A sẽ tới Mỹ Sơn. Đối với nhiều du khách yêu thích khám phá, du lịch bụi bằng xe máy thì cung đường này là một điểm lý tưởng để thử sức mình, chỉ khoảng 2 giờ chạy xe sẽ tới nơi.
- Giá thuê xe máy ở đây sẽ khoảng 150.000 – 200.000 đồng/ngày. Nên đổ xăng đầy bình và theo dõi thời tiết trước khi xuất phát nhé.
3.2. Thời gian đẹp nhất đi thánh địa Mỹ Sơn
Thời tiết Quảng Nam có 2 mùa là mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) và mùa khô (tháng 2 đến tháng 8). Thông thường khoảng thời gian lý tưởng nhất để tham quan thánh địa Mỹ Sơn là từ tháng 2 tới tháng 4. Lúc này thời tiết sẽ khá mát mẻ và không có nắng gắt, bạn vẫn nên mang theo ô, áo khoác mỏng và kem chống nắng.
Đầu năm là khoảng thời gian đẹp nhất để đi du lịch tại nơi đây (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4. Nên lưu trú ở đâu khi đi du lịch thánh địa Mỹ Sơn?
Do đặc điểm của khu di sản thánh địa Mỹ Sơn thường mở cửa từ 6h00 – 17h00, vậy nên kinh nghiệm đi thánh địa Mỹ Sơn hoặc kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng, du lịch Hội An của du khách thường lựa chọn di chuyển trong ngày để tận dụng các ngày sau đó có thể trải nghiệm hết “con đường di sản miền Trung”. Bạn nên lựa chọn khách sạn lưu trú chất lượng, khoảng cách phù hợp để dễ dàng di chuyển tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây.
Vinpearl Đà Nẵng là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn với hệ thống các khách sạn, resort 5 sao đầy đủ dịch vụ, tiện nghi, tiện ích đa dạng, tích hợp mọi nhu cầu trong 1 điểm đến, thích hợp du lịch và nghỉ dưỡng cho mọi du khách đi theo đoàn, gia đình, cặp đôi…
4.1. Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng
- Địa chỉ: Số 23 Đường Trường Sa, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng
Nằm cách sân bay quốc tế của Đà Nẵng chỉ 15 phút lái xe, Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng với 122 căn biệt thự trải dài tạo thành 1 ốc đảo tuyệt đẹp, hòa quyện với thiên nhiên của bãi biển Non Nước. Với kiến trúc tân cổ điển tinh tế và sang trọng, 100% các căn hộ villa tại đây đều được bao quanh bởi hồ nước, tạo nên khung cảnh thơ mộng như Veniece.
Ở đây có nhiều biệt thự cho bạn lựa chọn như biệt thự 3 phòng ngủ, 2 phòng ngủ có hồ bơi… Bạn có thể thưởng thức tiệc nướng BBQ tại hồ bơi cùng gia đình hoặc bạn bè, cũng có thể sử dụng các dịch vụ spa trên mặt hồ để thư giãn sau một ngày khám phá di sản đầy thú vị.
Nguồn: Sưu tầm internet.