Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.

Ngân hàng gen quốc gia Việt Nam bảo tồn 12.300 giống của 115 loài. Chính phủ Việt Nam đã chi 497 triệu đô la Mỹ để duy trì đa dạng sinh học trong năm 2004 và đã thiết lập 126 khu bảo tồn trong đó có 28 vườn quốc gia. Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha ‒ Kẻ Bàng cùng 6 khu dự trữ sinh quyển bao gồm Rừng ngập mặn Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Kiên Giang, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nghệ An.

Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những địa danh ở Quảng Trị như: Hiền Lương- Bến Hải, Vịnh Mốc, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Đường 9, Khe Sanh, Tà Cơn, Cửa Việt, Thành Cổ… đã đi vào lịch sử dân tộc. Nhắc đến Quảng Trị nhiều người đều nhớ đến Thành Cổ Quảng Trị với trận chiến ác liệt kéo dài trong suốt 81 ngày đêm. Vậy nên, hòa bình lúc nào cũng là khát vọng cháy bỏng của người dân tỉnh Quảng Trị cũng như của toàn thể nhân dân Việt Nam. Khát vọng hòa bình cũng chính là tâm nguyện của hàng chục vạ