Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.

Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ẩm thực là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt...