Việt Nam là đất nước trên dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.

Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...