Ngân hàng gen quốc gia Việt Nam bảo tồn 12.300 giống của 115 loài. Chính phủ Việt Nam đã chi 497 triệu đô la Mỹ để duy trì đa dạng sinh học trong năm 2004 và đã thiết lập 126 khu bảo tồn trong đó có 28 vườn quốc gia. Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha ‒ Kẻ Bàng cùng 6 khu dự trữ sinh quyển bao gồm Rừng ngập mặn Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Kiên Giang, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nghệ An.

Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam hay người Việt Nam (đôi khi gọi ngắn gọn là người Việt) là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ các dân tộc cổ đại sinh sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai...

Lạng Sơn, vùng đất địa đầu của Tổ quốc, vào những ngày xuân nên thơ hơn với những triền đào phai khoe sắc, những vườn mơ nở trắng xóa trải dài. Du xuân nơi xứ Lạng, du khách không chỉ được khám phá cảnh đẹp núi non hùng vĩ mà còn được hòa mình trong không gian văn hóa tâm linh của cư dân nơi này như: Hội đền Kỳ Cùng, Hội đền Tà Phủ, Lễ hội Đồng Đăng, chùa Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên…