Bánh bèo chén Đà Lạt thực ra có nguồn gốc từ bánh bèo chén của miền Trung. Không riêng gì bánh bèo mà có nhiều món ăn đã được những người di cư đến Đà Lạt sinh sống mang theo, biến tấu theo cách riêng của con người nơi đây nên nó trở nên đặc sắc và mang hương vị riêng của phố núi.
Bánh được làm từ bột gạo pha bột năng nên vỏ bánh hơi trong, ăn dai, giòn. Nhân bánh bèo Đà Lạt làm theo kiểu miền Trung. Một đĩa có khoảng 10 cái bánh nhỏ, phủ trên mặt là nước xốt thịt mằn mặn, ngọt ngọt. Rắc tí tôm chấy nhuyễn thơm thơm, thêm nhúm hành xắt khúc rải đều lên trên mặt rồi chan một muôi nước chấm chua ngọt ăn cùng với bánh phồng giòn rụm sẽ thấy vị đậm đà lưu lại thật lâu.
Trong cái se lạnh của không khí Đà Lạt, ngồi cạnh những cái xửng bánh nóng hổi, chờ những phần bánh bèo chén Đà Lạt ra lò và thưởng thức ngay thì chẳng còn gì bằng.
Địa chỉ bánh bèo chén Đà Lạt
- Bánh bèo số 4 bà Hường: Số 404 Phan Đình Phùng, phường 2, thành phố Đà Lạt. Quán này nổi tiếng nhất Đà Lạt nên rất đông khách. Đĩa bánh khá chất và đầy đặn, bánh to, tôm thịt nhiều, giá cả cũng bình dân. Quán mở cửa từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối, tầm 4 giờ chiều thì cực đông. Ở đây còn có món sữa chua phô mai ăn cũng rất thích.
- Bánh bèo số 4 Chánh Hiệu: Sô 282 Phan Đình Phùng, phương 2, thành phố Đà Lạt. Mở cửa từ 8 giờ sáng đến 10 rưỡi tối. Nước sốt tôm thịt ở đây khá ngon.
- Quán bánh bèo cô Thân: Số 54 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 7, thành phố Đà Lạt. Quán bán từ 5 giờ đến 11 giờ sáng. Bánh ngon, chủ quán nhiệt tình, thân thiện. Ở đây còn có cả bánh ướt, bánh mỳ nữa.
- Quán bánh bèo số 11 Nguyễn Văn Trỗi: Mở cửa từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều, đây là gánh hàng lề đường, ăn ngon nhưng với mình thì hơi cay.
Nguồn: Internet.
Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.
Việt Nam – một đất nước uốn lượn theo hình chữ S bên bờ biển Đông có 54 dân tộc anh em với những con người kiên cường, bất khuất, hiên ngang trước bao cuộc chiến tranh xâm lược; một đất nước có những vùng đất bề dày mấy ngàn năm lịch sử. Với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và dồi dào, chúng ta – những người con của đất Việt vẫn thường hay tự hào khi nhắc về Tổ Quốc, quê hương của mình. Mời quý thính giả cùng VOVLIVE trải nghiệm vẻ đẹp của đất nước và
Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c
Nằm ở tả ngạn sông Hồng, xã Bát Tràng được biết tới bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc, những lợi thế tốt để phát triển du lịch làng nghề. Mới đây xã Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch của thành phố Hà Nội.