Bánh bột lọc, bánh bèo khay có nguồn gốc từ Huế, nhưng khi món ăn được mang đến Đắk Lắk và nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người dân nơi đây mà món bánh bột lọc, bánh bèo khay đã trở thành một trong những món ăn được rất nhiều người ưa chuộng.
Bánh bột lọc với vỏ ngoài dẻo dai, trong suốt thấy được phần nhân tôm thịt đậm đà bên trong. Bánh được gói trong lá chuối nên khi mở ra sẽ có giữ lại chút hương từ lá chuối ở vỏ bánh.
Món bánh bèo khay với bột bánh được đổ trong những chén nhỏ, đặt lên trên khay. Bột bánh đặc, mềm mịn, có chút dai dai, phần nhân đi kèm sẽ là bánh mì cắt nhỏ chiên giòn, tôm cháy và mỡ hành béo ngậy.
Giá cả dao động: 7.000 – 20.000 đồng/phần
Địa điểm ăn bánh bột lọc, bánh bèo khay ngon ở Đắk Lắk:
- Bánh bột lọc Cô Quý – 09 Ama Jhao, Tân Lập, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
- Bánh bột lọc Thanh Nga – Số 4 Đường 11A, thôn 2, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
- Bánh bèo Thảo Năng – 33 Nguyễn Thái Học, Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Nguồn: Internet.
Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lệ và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và mang những nét độc đáo rất riêng mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Sự khác biệt tạo nên sự ấn tượng cho nền văn hóa của Việt Nam có thể nhắc đến như trang phục, phong tục tập quán, ẩm thực. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về văn hóa Việt Nam.
Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...