VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh căn Đà Lạt - Lâm Đồng | Đặc sản Tỉnh Lâm Đồng

Bánh căn là một món ăn không quá xa lạ với vì đến Đà Nẵng rồi Nha Trang, vào Phan Thiết, Sài Gòn, Vũng Tàu cũng đều được giới thiệu là đặc sản. Không biết nó ra đời ở đâu, nhưng khi đến Đà Lạt, món bánh mộc mạc, xinh xinh này cũng là một đặc sản rất phổ biến, nó nổi tiếng như nhiều món ngon vỉa hè của phố núi như kiểu bánh tráng nướng, xắp xắp hay nem nướng vậy.

Cách chế biến bánh căn vốn không cầu kỳ, cũng là bột gạo được đổ vào khuôn nhưng đa dạng hơn khi kết hợp với nhiều loại nhân theo khẩu vị của từng người để tạo ra sự phong phú cho loại bánh này. Nhân truyền thống là trứng cút, trứng gà ta, trứng vịt được đổ trên mặt bánh khi bột bánh đã se gần chín. Còn không dùng trứng thì mình có thể chọn nhân hải sản hoặc nhân đậu xanh đã xôi chín vàng ươm.

dac-san-da-lat-18

Bánh căn sau khi được đổ chín đem bày thành từng cặp trên đĩa, dùng kèm với chả lụa, xíu mại và nước chấm. Điều làm nên sự khác biệt giữa bánh căn của các tỉnh một phần là do nước chấm. Nước chấm của món bánh này ở đây cũng được pha chế theo phong cách của người Đà Lạt gồm nước mắm pha với mỡ hành và ớt hoặc sa tế, đôi khi sẽ được thay bằng mắm nêm, pha chế nhẹ nhàng theo đúng vị của người Đà Lạt.

Ăn bánh căn ở mỗi nơi cho mỗi cảm nhận riêng, ở bánh căn Đà Lạt là sự thanh đạm và thơm ngon rất lạ, bình dân nhưng lại rất tinh túy.

Địa chỉ ăn bánh căn

  • Quán bánh căn Đà Lạt: Số 7 Tăng Bạt Hổ. Quán mở cửa từ 9 giờ sáng đến 10 giờ tối. Quán này có tiếng ở Đà Lạt, nhưng nghe nhiều bạn phản hồi thì có vẻ không ngon lắm, giá hơi cao, quán nhỏ và chú chủ quán có vẻ hơi lạnh lùng.
  • Quán bánh căn bình dân: Đối diện 62 Phan Đình Phùng, quán này nằm trên đường đi thung lũng Vàng. Quán vỉa hè nhưng rất ngon giá cả hợp lý nhưng ớt ở đây rất cay nhé.
  • Quán bánh căn số 22 Tăng Bạt Hổ: Mở cửa buổi sáng từ 7h – 11h, chiều thì từ 15h – 20h; phục vụ nhanh, xíu mại ăn ngon.
  • Quán bánh căn số 4 Tăng Bạt Hổ: Quán bán từ 4 giờ chiều đến 10 giờ tối.
  • Bánh căn xíu mại cây bơ: Số 56 Tăng Bạt Hổ: Quán nằm trên dốc có cây bơ to nên gọi vậy chứ không có tên. Ở đây có 2 loại nhân trứng cút và trứng vịt; quán chỉ bán buổi sáng, tầm 6 đến 11 giờ là hết. Quán nhỏ nhưng sạch sẽ, đồ ăn rẻ, ở đây có sữa cho phô mai ngon cực kỳ.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).