Về Trà Vinh, du khách sẽ được nghe đến hàng cây cổ thụ xòe bóng mát với những món ăn mang đậm nét văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Kinh – Khmer – Hoa như: bún nước lèo, cơm cà ri gà, bún mắm… Có một món mà tất cả du khách khi đặt chân tới đây đều không thể bỏ qua đó là món bánh canh Bến Có thơm ngon, khói bay nghi ngút.
Từ lâu, đặc sản bánh canh Bến Có đã nức tiếng gần xa nhờ vào loại bột gạo lúa mùa rất dân dã nhưng đậm đà hương vị quê hương của miền đất giàu văn hóa.
7.1 Nguyên liệu và cách làm Bánh canh Bến Có
Ngoài bột làm từ gạo đặc biệt, thì muốn có được một tô bánh canh ngon phải có lòng heo, thịt nạc, gia vị và không thể thiếu một chén nước mắm ngon đậm đà, hấp dẫn.
Gạo được đưa nghiền thành bột nước rồi ép cho ráo. Sau đó dùng tay nhồi bột thật dẻo và mịn. Tiếp theo ta cho bột vào trong một cái phễu rưới tròn đều cho bột chảy từ từ xuống nồi nước đang sôi.
Khi bột đã chuyển qua màu trong thì vớt ra và cho vào thau nước lạnh, ngâm khoảng độ 5 phút rồi vớt ra rổ và để ráo. Những sợi bánh canh được làm từ gạo lúa mùa nên có màu hơi đục, nhưng lại rất dai và giòn nên khi chan nước dùng vào vẫn không bị nở mềm ra.
Rửa sạch xương rồi đem ninh trong nồi nhỏ lửa để cho nước dung có vị ngọt. Sau đó bỏ thêm ít củ hành tây và hành tím nướng vào nồi ninh cho nước dùng có mùi thơm. Nêm gia vị vào sao cho vừa miệng
Sơ chế thịt và long heo sau đó luộc chín và cắt lát mỏng
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu đã xong, cuối cùng ta cho một lượng bánh canh vừa đủ vào tô, xếp thịt, hành lá, lòng heo, lên trên, sau đó múc nước dùng rưới lên và ăn khi đang nóng Bánh canh Bến Có ăn kèm với chén nước mắm đậm đà sẽ khiến người ăn không khỏi trầm trồ.
7.2 Địa chỉ ăn Bánh canh Bến Có
Để được thưởng thức món bánh canh Bến Có ngon chính gốc, bạn hãy tới Ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, Trà Vinh. Đây là quê hương xuất xứ của loại đặc sản hấp dẫn này.
Nguồn: Internet.
Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.
Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!
Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...
Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c