VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh dây Bồng Sơn - Bình Định | Đặc sản Tỉnh Bình Định

Ảnh: Sưu tầm
Tốp 10 món đặc sản Bình Định – Ăn một lần nhớ một đời (Ảnh: Sưu tầm)

Bánh dây là món ăn có nguồn gốc từ thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn. Đây là một món ăn làm từ gạo, nhưng lại mang hương vị khác hẳn. Điểm đặc biệt trong công đoạn chế biến đó chính là muốn có bánh dây ngon thì phải dùng đến gạo lúa cũ đã thu hoạch từ nhiều tháng trước. Bánh dây ăn cùng một ít dầu hẹ được thoa đều và đậu phộng giã nhỏ được rải lên. Vị dai của sợi bánh dây hòa lẫn với mùi thơm của nước mắm ngon tạo nên một món ăn dân dã, mộc mạc nhưng vẫn mang đậm hương vị riêng khó quên của miền đất võ.

banh day
Tốp 10 món đặc sản Bình Định – Ăn một lần nhớ một đời (Ảnh: Sưu tầm)

Ẩm Thực Bình Định đặc biệt là đặc sản Bình Định luôn biết lấy lòng thực khách với hương vị thơm ngon đậm đà, đậm tình quê hương chất phát giống như con người Bình Định vậy. Nếu bạn đã và đang đi du lịch tại Bình Định thì đừng quên nếm thử hết những món ăn này nhé. Hy vọng ẩm thực đặc sản Bình Định sẽ giúp chuyên du lịch của bạn thêm phần trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

Gợi ý quán ngon:  Lợi bánh dây
Địa chỉ: 
102 Trần Phú, TT. Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định
Hướng dẫn chỉ đường
Giá tham khảo: 
10.000 – 15.000đ/suất

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Mùi thơm của ly cà phê Việt Nam là chiếc đồng hồ báo thức tuyệt vời. Đất bazan Tây Nguyên màu mỡ nuôi lớn những cây cà phê robusta chất lượng. Những hạt cà phê này là một trong các sản phẩm xuất khẩu được thế giới yêu quý nhất của Việt Nam. Văn hóa cà phê Việt Nam rất đa dạng, bạn dễ dàng đếm được hàng trăm quán cà phê trong các thành phố lớn. Người Việt pha cà phê truyền thống bằng phin nhôm. Ngắm thời gian trôi trong khi chờ ly cà phê nhỏ giọt khiến món uống này thêm phần đậm đà.

Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...

Là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, Bình Phước được biết đến với vẻ đẹp còn nguyên sơ, và bình dị. Trong những năm gần đây, Bình Phước đang nổi lên là địa điểm thăm quan, khám phá thú vị của du khách trong và ngoài nước.