VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh Tằm Ngan Dừa - Bạc Liêu | Đặc sản Tỉnh Bạc Liêu

Chúng ta có thể tìm thấy món bánh tằm ở nhiều nơi của các tỉnh miền tây, nhưng nếu muốn tìm ra món bánh tằm chính gốc thì hãy đến Bạc Liêu, Bánh Tằm Ngan Dừa Bạc Liêu từ lâu đã trở thành muốn ăn thân thuộc và nổi tiếng.

Nghề làm bánh tằm ở “xứ cơ cầu” đã có từ rất lâu. Thoạt nhìn thì đơn giản nhưng món bánh này được làm ra cũng vô cùng công phu và kỹ lưỡng. Để có được cọng bánh thơm dẻo, trắng mềm đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo của người thợ.

Tổng hợp tất cả đặc sản Bạc Liêu - Bánh tằm ngan dừa Bạc Liêu - VietFlavour

Được chế biến từ bột gạo lúa mùa nên từng sợi bánh rất thơm ngon, vừa dẻo vừa dai lại được xe thủ công nên khi ăn có cảm giác xừn xựt rất thú vị. Khi ăn bánh tầm ngan dừa, người ta thường ăn chung với xíu mại, thịt ba rọi và gan heo băm nhỏ. Ngoài ra còn thêm một số gia vị khác để tăng thêm hương vị như đường, tỏi, hành phi, tiêu,…

Cho bánh tằm lên dĩa, bỏ váo tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị như trên thêm chút rau thơm, giá sống rồi chan nước sốt lên trộn đều là có ngay món bánh tằm ngan dừa thơm ngon đắc sắc để thưởng thức. Từng hương vị của các loại nguyên liệu hòa quyện lại với nhau mà tạo nên một cảm giác ngon khó cưỡng cho người dùng.

Địa chỉ quán ăn bánh tằm Ngan Dừa tại Bạc Liêu:
  • Quán bánh tằm Cô Nhãn: đường Lê Duẩn, Phường 1, TP. Bạc Liêu.
  • Quán bánh tằm Quê Nội: số 259 Trần Huỳnh, Phường 1, TP. Bạc Liêu.
  • Giá bánh tằm Ngan Dừa: 10.000đ – 20.000đ/ đĩa.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Ngân hàng gen quốc gia Việt Nam bảo tồn 12.300 giống của 115 loài. Chính phủ Việt Nam đã chi 497 triệu đô la Mỹ để duy trì đa dạng sinh học trong năm 2004 và đã thiết lập 126 khu bảo tồn trong đó có 28 vườn quốc gia. Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha ‒ Kẻ Bàng cùng 6 khu dự trữ sinh quyển bao gồm Rừng ngập mặn Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Kiên Giang, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nghệ An.

Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Là nền kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đã dần hồi phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Sau năm 1986, với Chính sách Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999...

Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).