VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh tổ - Quảng Nam | Đặc sản Tỉnh Quảng Nam

Bánh tổ – Hương vị tết Quảng Nam. Theo như truyền thuyết kể lại, bánh tổ là do mẹ Âu Cơ làm ra phát cho trăm con ăn dọc đường khi lên núi, xuống biển. Cũng có chuyện kể lại bánh tổ xuất hiện vào cuối thể kỷ XVIII thời Quang Trung, khi nhà vua tiến quân ra Bắc dẹp quân Thanh đã làm bánh này để đảm bảo lương thực dọc đường đi.

Bánh tổ được làm từ 2 nguyên liệu chính là gạo nếp và đường. Nguyên liệu ban đầu phải được chọn lọc phải là loại hảo hạng nhất để làm được bánh vừa dai vừa dẻo, vị ngọt thanh chứ không phải ngọt lịm. Bánh có hình chiếc bát được bọc quanh một lớp lá chuối. Không gọi là chiếc bánh tổ mà gọi là ổ bánh tổ. Bánh có màu trắng, ngà, cà phê sữa hay đen tùy vào lượng và loại đường dùng để chế biến. Bên trên bánh được rắc một lớp vừng (mè), khi cầm bánh lên sẽ cảm nhận ngay được mùi thơm của vừng quyện với bánh. Có nhiều cách để thưởng thức món bánh hấp dẫn này. Có thể cắt ra ăn sống, nướng hoặc chiên giòn. Khi ăn sống có thể cảm nhận vị ngọt của đường, vị cay của gừng cùng vị dẻo của gạo nếp.  Nếu nướng bánh sẽ dậy lên mùi thơm của gạo nếp, đường gặp nóng sẽ càng ngọt hơn, đượm vị hơn, ăn kèm cũng bánh tráng thì thật tuyệt. Có những du khách lại thích ăn món bánh được chiên giòn tan, phảng phất hương thơm. Một lát bánh chiên giòn kẹp với bánh nướng là sự lựa chọn yêu thích của nhiều du khách. Bánh tổ còn có một cái hay nữa là có thể để lâu, ăn dần dà cả tháng. Vì vậy du khách có thể mua về làm quà cho bạn bè, người thân.

Ảnh: Sưu tầm

Ở Quảng Nam có rất nhiều chỗ làm bánh tổ nhưng đậm vị truyền thống nhất vẫn là ở phố cổ Hội An.  Vì vậy vào dịp Tết, khu phố Hội An vẫn luôn thu hút người mua sắm. Tuy nhiên do nhu cầu thưởng thức của du khách ngày càng nhiều, nên các dịp trong năm khi đến đây, du khách vẫn có thể thưởng thức được món bánh đậm đà, lạ miệng. Cái tên bánh tổ đã nói lên tất cả là luôn nhớ đến tổ tiên, gia đình. Mỗi khi Tết đến, xuân về ngồi bên gia đình thưởng thức món bánh tổ là hình ảnh in sâu trong tâm trí mỗi người dân xứ Quảng.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Tám di sản thế giới UNESCO trải dài khắp Việt Nam. Mỗi nơi lại mang đến những góc nhìn thú vị về đời sống địa phương và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Hoàng Thành và các lăng tẩm Huế đưa bạn về với triều Nguyễn đầy những thăng trầm. Phố cổ Hội An từng là một điểm hẹn nhộn nhịp của tàu thuyền và lái thương khắp thế giới. Khắp các tỉnh thành khác, bạn sẽ bắt gặp các di tích cổ xưa, các khung cảnh thơ mộng, những miếng ghép sống động tạo nên bức tranh di sản Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.

Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lệ và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.

Dân tộc Việt Nam hay người Việt Nam (đôi khi gọi ngắn gọn là người Việt) là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ các dân tộc cổ đại sinh sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai...