Bánh tráng đập hay bánh tráng đập dập – Món ăn dân giã xứ Quảng, giá rẻ mà bất kỳ người con Quảng Nam nào cũng biết. Bánh tráng đập đơn giản là chỉ gồm 2 lớp, lớp ngoài là bánh tráng giòn được nướng vàng trên bếp than, lớp bên trong là bánh tráng ướt dẻo được kẹp giữa 2 lớp vàng giòn, khi ăn ép sao cho sát 2 lớp với nhau để ăn.
Tại sao món ăn lại tên là bánh tráng đập? Tức là khi ăn phải dùng tay đập, không phải đánh đập mà dùng tay đập lên bánh tráng nướng và lá mì này. Phần bánh tráng nướng khi đập nhẹ lên sẽ vỡ ra và dính vào lá mì ướt, sau đó bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa giòn, vừa dẻo, vừa thơm.
Món này ăn ngon không chỉ nhờ bánh tráng mỏng giòn, lá mì tráng mỏng, hương thơm của dầu phộng khử phết mà còn nằm ở nước chấm. Mắm nêm là nước chấm dành riêng cho món ăn này. Mắm nêm phải là mắm cá cơm pha thật ngon với ớt, tỏi, chanh, đường, chút dầu khử với hành phi…và thêm chút tương ớt Hội An mới đúng vị. Vỏ bánh giòn tan, lớp bánh giữa mềm kết hợp với vị đậm đà của mắm làm dậy lên hương vị dân giã của bánh tráng đập.
Nguồn: Internet.
Mùi thơm của ly cà phê Việt Nam là chiếc đồng hồ báo thức tuyệt vời. Đất bazan Tây Nguyên màu mỡ nuôi lớn những cây cà phê robusta chất lượng. Những hạt cà phê này là một trong các sản phẩm xuất khẩu được thế giới yêu quý nhất của Việt Nam. Văn hóa cà phê Việt Nam rất đa dạng, bạn dễ dàng đếm được hàng trăm quán cà phê trong các thành phố lớn. Người Việt pha cà phê truyền thống bằng phin nhôm. Ngắm thời gian trôi trong khi chờ ly cà phê nhỏ giọt khiến món uống này thêm phần đậm đà.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và mang những nét độc đáo rất riêng mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Sự khác biệt tạo nên sự ấn tượng cho nền văn hóa của Việt Nam có thể nhắc đến như trang phục, phong tục tập quán, ẩm thực. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về văn hóa Việt Nam.
Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...
Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...