Bánh ú còn gọi là bánh bá trạng, xuất hiện nhiều ở miền Tây, tuy nhiên mỗi nơi cách gói khác nhau. Bánh ú được gói bằng lá chuối hoặc lá dong, cột bằng dây lạt. Đây là loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 Âm lịch của người Việt,đậm chất dân dã dân dã và chân quê mang ý nghĩa sâu sắc.
Trà Vinh có đặc sản bánh ú Đa Lộc có nguồn gốc xuất xứ ở ấp Hương Phụ, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Bánh đã có truyền thống lâu đời, và từ lâu đã trở thành một món ăn quen thuộc của người dân địa phương.
3.1 Cách làm món Bánh ú Đa Lộc
Để làm được bánh ú Đa Lộc ngon nhất , quan trọng là phải chọn loại nếp ngon ở tỉnh Trà Vinh, khi làm bánh, người ta lấy lá bồ ngót xay nhuyễn rồi chắt nước trộn vào nếp để nếp có màu xanh tự nhiên.
Công đoạn làm nhân bánh cũng rất quan trọng. Đậu xanh phải được đem nấu chín sau đó nghiền thật nhuyễn rồi cho thịt mỡ và lòng đỏ trứng vịt muối vào vò thành viên.
Cũng như các loại bánh ú khác, bánh ú Đa Lộc gói được bằng lá chuối. Gói xong cột thành chùm đem ninh trong nước. Muốn bánh được ngon phải canh chừng thời gian, khi bánh đủ chin thì vớt ra.
3.2 Cảm giác khi ăn Bánh ú Đa Lộc
Khi ăn, bánh ú được cắt làm đôi. Đưa miếng bánh ú vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo của nếp, vị ngon đậm đà, béo thơm của nhân tan trong khoang miệng. Ngày nay, có khá nhiều loại bánh mới lạ xuất hiện nhưng bánh ú Đa Lộc vẫn là đặc sản Trà Vinh, là món quà mang về không thể thiếu khi du lịch đến vùng đất này.
Bạn có thể tới Ấp Hương Phụ, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh để mua được laoij bánh ú chính gốc ngon nhất.
Nguồn: Internet.
Lễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa. Tinh thần cộng đồng là bản chất của mỗi lễ hội. Có 2 phần trong các lễ hội: lễ và hội. Lễ là để bày tỏ sự tôn trọng với thiên tính và ước mơ của mọi người về sức khỏe, sự giàu có, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và người thân. Hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo, v.v. Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết Nguyên đán và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội. Với nhiều danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và bề dầy không gian văn hóa vùng miền độc đáo, Việt Nam là mảnh đất huyền thoại, cũng là kho chất liệu hấp dẫn để các nhà làm phim khai thác lâu dài.
Mùi thơm của ly cà phê Việt Nam là chiếc đồng hồ báo thức tuyệt vời. Đất bazan Tây Nguyên màu mỡ nuôi lớn những cây cà phê robusta chất lượng. Những hạt cà phê này là một trong các sản phẩm xuất khẩu được thế giới yêu quý nhất của Việt Nam. Văn hóa cà phê Việt Nam rất đa dạng, bạn dễ dàng đếm được hàng trăm quán cà phê trong các thành phố lớn. Người Việt pha cà phê truyền thống bằng phin nhôm. Ngắm thời gian trôi trong khi chờ ly cà phê nhỏ giọt khiến món uống này thêm phần đậm đà.
Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!
Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lệ và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.