Bánh ướt lòng gà Đà Lạt là một món ăn đượcc lòng rất nhiều thực khách. Đến đây mới biết nó là đặc sản cực kỳ nổi tiếng của Đà Lạt, độc đáo từ tên gọi đến hương vị.
Nghe người Đà Lạt chia sẻ, bạn càng thấy phục sự khéo léo và cẩn thận của họ. Để làm ra bánh ướt thì phải tỉ mỉ từ khâu chọn gạo. Gạo tẻ làm bánh phải chọn gạo ngon và mới thì bánh mới thơm. Đầu tiên, đem ngâm gạo, xay bột, rong bột rồi trộn với bột năng, bột khoai mì và nước theo tỉ lệ nhất định để bánh có độ dai thì khi tráng mới tránh vỡ. Khi tráng bánh, người tráng cũng phải thật khéo để bánh đều.
Còn lòng và thịt gà dùng kèm với bánh ướt thì đặc biệt được chuẩn bị kỹ. Bí quyết của người làm bánh này là phải chọn loại gà vườn không quá lớn thì thịt mới chắc, không nhão hay dai. Còn lòng gà thì làm thật kỹ để không còn mùi tanh, làm sạch xong thì đem ướp qua với gia vị, hành tỏi để khi xào chín sẽ giòn thơm. Đem hấp hoặc luộc thịt gà chín tới rồi xé phay. Sau khi chuẩn bị xong gà thì cho bánh ướt nóng mới tráng vào đĩa sâu lòng thêm rau thơm, ớt thái lát rồi cho lòng gà đã xào chín và thịt gà xé lên trên, rắc thêm tiêu đặt bên một chén nước mắm tỏi vừa vị.
Bánh ướt nóng mới tráng khi ăn có vị dẻo thơm và rất mới, lòng gà béo ngậy, thịt gà vườn thì ngọt thơm quyện trong nước chấm đậm đà, thêm vào đó là vị cay nồng của ớt và rau thơm tạo nên hương vị lạ, nhẹ nhàng và rất tinh tế. Nói chung món này vượt xa sự mong đợi. Nếu đến Đà Lạt, các bạn cứ mạnh dạn ăn một lần cho biết nhé.
Địa chỉ ăn bánh ướt lòng gà
- Quán bánh ướt lòng gà từ khu Hòa Bình gần chợ Đà Lạt rẽ vào hẻm Trương Công Định nối liền Tăng Bạt Hổ. Ăn ở quán này là chuẩn nhất, ở các nhà hàng sang trọng cũng không chuẩn vị được như thế đâu. Quán chỉ bán từ 2h chiều đến 7h tối, nước mắm chấm rất ngon, giá cả bình dân nữa.
- Quán bánh ướt lòng gà Long – Thông Thiên Học: Nằm gần ngã 3 Thông Thiên Học và Bùi Thị Xuân, mở cửa từ 12 giờ trưa đến tầm 7 giờ tối. Ăn cũng rất ngon, lòng gà nhiều nhưng phải đến sớm, đến muộn thì không được ăn lòng gà đâu. Ở đây có cả cháo gà nữa, giá đặc biệt rẻ.
Nguồn: Internet.
Việt Nam là đất nước trên dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).
Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.
Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c
Là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, Bình Phước được biết đến với vẻ đẹp còn nguyên sơ, và bình dị. Trong những năm gần đây, Bình Phước đang nổi lên là địa điểm thăm quan, khám phá thú vị của du khách trong và ngoài nước.