VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh Xèo - Vũng Tàu | Đặc sản Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Vũng Tàu nổi tiếng với món bánh xèo mang hương vị đặc trưng riêng. Món ngon đặc sản Vũng Tàu này được làm từ bột gạo, nguyên liệu tự nhiên thân thuộc. Màu vàng ươm của trứng và bột nghệ làm tăng thêm sự bắt mắt và mùi thơm lừng khi còn nóng khiến bạn không thể cưỡng lại. Nhân bánh được làm từ tôm, trứng, thịt, ít giá đỗ. Với vỏ bánh giòn rụng, cắt một miếng bao nhiêu hương vị hòa quyện vào nhau, còn gì tuyệt hơn.

món ngon đặc sản Vũng Tàu
Bánh Xèo

Địa chỉ:

  • Quán bánh Khọt Cô Ba Vũng Tàu: 01 Hoàng Hoa Thám, P.3, thành phố Vũng Tàu
  • Bánh Xèo – Bánh Cống Miền Tây: 124A Lý Tự Trọng, thành phố Vũng Tàu

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.

Là nền kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đã dần hồi phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Sau năm 1986, với Chính sách Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999...