VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bê thui Cầu Mống - Quảng Nam | Đặc sản Tỉnh Quảng Nam

Đây là món ăn đặc sản của xứ Quảng đã nữa nửa thế kỷ nay, là niềm tự hào của người dân ngôi làng nhỏ nằm ở phía Bắc đầu cầu Câu Lâu – cây cầu bắc qua sông Thu Bồn, trên tuyến quốc lộ 1 thuộc xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam.

Ảnh: Sưu tầm

Bê ở đây ngon hơn hẳn các vùng khác là vì bê được thui từ bê 5 tháng và thui bởi loại cỏ dâu ở hai bên bờ sông Thu Bồn nên miếng thịt càng thơm ngọt.Thịt bê thui ngon có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm mà không khô, không dai và không bị ám khói. Món này phải do chính người dân sống tại làng Cầu Mống chế biến mới ngon.

Để món bê thui thêm đậm đà, thu hút thì không thể thiếu những thứ ăn kèm như : nước chấm, bánh tráng lề và rau sống. Nước chấm phải đúng loại mắm cái cá cơm, cá lục nguyên chất chế biến từ những vùng chài ven biển Hội An đem về gạn ép xác, lọc lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng, mè rang. Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Ngoài ra một vài miếng bánh tráng nướng giòn điểm xuyến vào bữa ăn vốn là thói quen từ bao đời nay của người dân nơi đây. Bên cạnh đó phải có một khay rau sống Trà Quế gồm rất nhiều loại : tía tô, ngò thơm, xà lách, cải con, khế chua, chuối chát sắt mỏng, rau húng, rau quế, giá, xoài xanh…

Khi thưởng thức, trải miếng bánh tráng ra, đặt lên đó vài lát thịt bê, cuốn chung với rau, chấm vào chén mắm cái, cắn thêm một miếng ớt xanh rồi nhai thật chậm, thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngọt bùi của thịt, vị đậm đà của nước mắm, thơm nồng của rau.  Và ai từng nếm thử bê thui Cầu Mống một lần cũng đều mê hương vị hấp dẫn này.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Lễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa. Tinh thần cộng đồng là bản chất của mỗi lễ hội. Có 2 phần trong các lễ hội: lễ và hội. Lễ là để bày tỏ sự tôn trọng với thiên tính và ước mơ của mọi người về sức khỏe, sự giàu có, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và người thân. Hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo, v.v. Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết Nguyên đán và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội. Với nhiều danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và bề dầy không gian văn hóa vùng miền độc đáo, Việt Nam là mảnh đất huyền thoại, cũng là kho chất liệu hấp dẫn để các nhà làm phim khai thác lâu dài.

Việt Nam là một đất nước đầy hứng khởi cho du lịch và đầu tư. Đời sống đường phố nhộn nhịp, ẩm thực đặc sắc và cảnh đẹp hùng vĩ, tất cả đều đang chờ đón bạn. Một đất nước không ngừng chuyển động, Việt Nam luôn cân bằng văn hóa đô thị trẻ với các giá trị truyền thống. Trong thành phố, những ngôi chùa cổ kính chỉ cách quán xá hiện đại một lối rẽ. Ở làng quê, cuộc sống vẫn trôi theo dòng những con sông và mùa gặt. Nét đối lập giữa cũ và mới này làm nên một phần không nhỏ sức hấp dẫn của Việt Nam. Thêm một lý do nữa để ghé thăm Việt Nam chính là vẻ đẹp thiên nhiên của nơi này. Miền Bắc có những ngọn núi hùng vĩ và vịnh đá vôi tuyệt đẹp. Đường biển miền Trung dẫn lối đến những di tích lịch sử và những bãi tắm thơ mộng. Còn ở miền Nam, đời sống không ngủ của thành phố Hồ Chí Minh và những ngôi làng ven sông ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ khiến bạn muốn nán lại mãi.

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.

Bến cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây ngoài trưng bày những hiện vật gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Người, còn đặc biệt ghi dấu sự kiện ngày 5/6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Việt Nam từ Bến cảng Nhà Rồng bắt đầu hành trình bôn ba thế giới để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp...