VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bơ sáp - Đắk Lắk | Đặc sản Tỉnh Đắk Lắk

Nhờ vào sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng cho Đắk Lắk một khí hậu phù hợp, đất đai màu mỡ mà cũng chính vì thế mà giống bơ sáp ở Đắk Lắk vô cùng phát triển. Nhất là vào khoảng tháng 5 – tháng 8 là xem như bạn đã vào ngay mùa bơ rồi đấy nhé!

Vỏ bơ căng bóng, hạt bơ không có quá to, phần thịt bơ bên trong dày, nếm thử lần đầu bạn sẽ cảm thấy vị bơ hơi nhạt nhưng dần dần vị nhạt ấy sẽ được thay thế bằng cái vị béo ngậy, thơm lừng tan ra trên đầu lưỡi. Nhờ vị béo ngậy, thơm ngọt tự nhiên ấy mà bơ sáp được dùng nhiều trong các món sinh tố, món kem, món bánh,…

Giá cả dao động: 20.000 – 50.000 đồng/món

Địa điểm ăn các món từ bơ sáp ngon ở Đắk Lắk:

  • Quán sinh tố Hiền – 81 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
  • Quán kem Hoàn Kiếm – 50 Lý Thường Kiệt, Thắng Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
  • Quán kem, sinh tố Cà Rốt – 44 Hai Bà Trưng, Thắng Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Bơ sáp

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Lễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa. Tinh thần cộng đồng là bản chất của mỗi lễ hội. Có 2 phần trong các lễ hội: lễ và hội. Lễ là để bày tỏ sự tôn trọng với thiên tính và ước mơ của mọi người về sức khỏe, sự giàu có, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và người thân. Hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo, v.v. Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết Nguyên đán và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội. Với nhiều danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và bề dầy không gian văn hóa vùng miền độc đáo, Việt Nam là mảnh đất huyền thoại, cũng là kho chất liệu hấp dẫn để các nhà làm phim khai thác lâu dài.

Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.

Đặc sản mỗi vùng miền Việt Nam mang trong mình lối sống địa phương và tinh hoa thiên nhiên nơi đó. Miền Bắc trân trọng những công thức nấu ăn tinh tế, như bát bún thang ngon phải được chuẩn bị trong nhiều giờ. Tại miền Trung, truyền thống ẩm thực hoàng cung và gia vị đặc trưng hòa quyện trong những món ăn độc đáo như cơm sen hay nem lụi. Cá kho tộ và canh chua miền Nam thì đến từ nguồn thủy sản dồi dào, niềm tự hào của đồng bằng sông Cửu Long.

Được sự hỗ trợ của chính quyền và ngành văn hóa địa phương, 132 hộ gia đình người dân tộc Ba Na, nhánh Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã xây dựng thành công Làng du lịch cộng đồng, là điểm đến của du khách gần xa khi tới Kon Tum. Với việc mở ra một ngành kinh tế mới, du lịch cộng đồng đang giúp người dân Kon Trang Long Loi có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây còn là cơ hội tốt để người dân bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tr