VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bún Thịt Nướng - Đà Nẵng | Đặc sản Thành phố Đà Nẵng

Nếu bún mắm hơi “nặng đô” so với bạn thì hãy thử sang bún thịt nướng thơm ngon. Thịt heo được thái mỏng, ướp gia vị nhiều giờ đồng hồ rồi nướng trên than. Trộn bún, thịt và rau ăn cùng nước mắm rất vừa miệng.

Địa chỉ nơi bán bún thịt nướng ngon ở Đà Nẵng:

  1. Quán bún thịt nướng Bình Minh: 23 Lê Thanh Nghị, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
  2. Quán bún thịt nướng Cô Trâm địa chỉ: Số 66/7 Ông Ích Đường, quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
  3. Quán bún thịt nướng Loan địa chỉ: Số 210 Hải Phòng, quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.

Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...